{keywords}
 

Báo cáo mới từ Bain & Company và Facebook cho thấy thương mại điện tử và các xu hướng kỹ thuật số khác tại Đông Nam Á đã được tăng tốc nhờ dịch bệnh. Ông Praneeth Yendamuri, đối tác quản lý của Bain & Company, nhận định một số xu hướng vẫn tiếp tục, trong đó có mua sắm hàng hóa thiết yếu.

Ông giải thích tạp hóa trực tuyến là danh mục khổng lồ nhưng chưa được hiểu thấu vì nhiều lý do. Tuy nhiên, phân khúc này đã tăng trưởng gần 3 lần trong thời gian xảy ra dịch bệnh tại Đông Nam Á. Cứ 1 trong 3 người dùng được khảo sát nói họ dự định tiếp tục mua hàng tạp hóa qua Internet trong tương lai.

Tổng chi tiêu cho hàng tạp hóa trong khu vực đạt gần 350 tỷ USD. Tuy nhiên, mua sắm qua mạng mới chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đang có xu hướng gia tăng. Lazada gần đây cho biết doanh số hàng tạp hóa tại Singapore tăng 4 lần từ đầu tháng 4, thời điểm quốc đảo giới thiệu các biện pháp hạn chế di chuyển do số ca nhiễm virus tăng mạnh.

Nền kinh tế số Đông Nam Á vô cùng quan trọng với nhiều công ty. Facebook cũng vừa đầu tư vào dịch vụ gọi xe Gojek của Indonesia.

Trước đó, nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Company dự đoán đến năm 2025, kinh tế Internet Đông Nam Á có thể đạt 300 tỷ USD, được dẫn dắt bởi thương mại điện tử, gọi xe và các công cụ thanh toán điện tử. Khu vực có hơn 600 triệu dân và phần lớn chưa lên mạng. Tuy nhiên, tỉ lệ người sử dụng smartphone và kết nối Internet được cải thiện đang đẩy nhanh quá trình này và biến họ trở thành cơ hội béo bở cho các hãng công nghệ như Facebook.

Ngoài ra, theo ông Yendamuri, một xu hướng khác có khả năng duy trì xoay quanh sử dụng các ứng dụng mới trong những lĩnh vực như thương mại mạng xã hội, video streaming. Nó bao gồm ứng dụng thanh toán điện tử, ví điện tử, mang tới tùy chọn thanh toán không chạm cho người dùng.

Theo báo cáo, ngay cả khi các nền kinh tế mở cửa hoàn toàn, người dân Đông Nam Á có xu hướng ít ra ngoài hơn trong tương lai 1,5 lần so với người Mỹ, đánh dấu bước chuyển đổi lớn về văn hóa trong khu vực.

Nhu cầu khám bệnh từ xa, chăm sóc y tế kỹ thuật số cũng được dự đoán tiếp tục tăng. Nhiều khách hàng đã sử dụng các dịch vụ như vậy và hài lòng với chất lượng mà nó cung cấp.

Báo cáo của Bain và Facebook dựa trên dữ liệu khảo sát YouGov tháng 4 tại các nền kinh tế lớn như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Nó cũng phỏng vấn với các lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư mạo hiểm trong khu vực.

Du Lam (Theo CNBC)

Thương mại điện tử châu Á bùng nổ vì dịch bệnh

Thương mại điện tử châu Á bùng nổ vì dịch bệnh

Các nhà bán lẻ thương mại điện tử khắp châu Á ghi nhận tăng trưởng doanh thu bùng nổ trong thời kỳ dịch bệnh do người tiêu dùng phải ở nhà do lệnh phong tỏa.