Vào ngày 18/2, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Ý (AGCM) xác nhận đã áp đặt mức phạt 7 triệu euro đối với Facebook, do phương thức thu thập dữ liệu cá nhân mập mờ và dễ gây hiểu lầm.

{keywords}

Sau nhiều lần bị phạt, Facebook quyết định từ bỏ một phần thị trường châu Âu?

Theo các nguồn tin, sau khi yêu cầu Facebook thực hiện lệnh thay đổi, hãng này luôn phớt lờ và AGCM quyết định đưa ra án phạt. Đáp lại, Facebook cho biết, đã cập nhật điều khoản dịch vụ và ra trang tạm thời để thông báo cho người dùng, đồng thời, công ty cũng đã kháng cáo lại án phạt mà AGCM đưa ra, nhưng hiện vẫn chưa có kết quả.

Cần lưu ý rằng, đây không phải là lần đầu tiên Facebook dính án phạt tại Ý, ngay từ năm 2018, Cơ quan Cạnh tranh Ý đã đưa ra hai khoản tiền phạt lên tới 10 triệu euro dành cho Facebook với lý do sử dụng dữ liệu người dùng trong mục đích thương mại

Ngoài thất bại ở Ý, Facebook dường như đã gặp khó khăn ở châu Âu trong những năm gần đây. Chỉ trong năm 2020, Facebook đã bị “trừng phạt” hai lần.

Tháng 4/2020, Facebook bị khơi lại vụ bê bối liên quan đến dữ liệu 87 triệu người dùng của Cambridge Analytica (Anh) với án phạt 5 tỷ USD. Cũng trong năm 2020, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu của Ireland (DPC) yêu cầu Facebook ngừng truyền dữ liệu liên quan đến người dùng EU sang Mỹ, nếu không sẽ phải đối mặt mức phạt 2,8 tỷ USD.

Tất nhiên, Facebook luôn tìm cách né tránh. Tháng 12/2020, truyền thông Anh đưa tin Facebook đã chuyển thỏa thuận người dùng, của tất cả người dùng Anh đến trụ sở ở California, chấm dứt thỏa thuận hiện tại với công ty con Ireland, do đó thoát khỏi các ràng buộc của luật bảo mật châu Âu và tránh bị phạt từ các cơ quan quản lý.

Động thái này của Facebook được các chuyên gia phân tích nhận định tương đương với việc từ bỏ một phần thị trường châu Âu.

Hơn 30 quốc gia đã có động thái “bao vây” những gã khổng lồ công nghệ Mỹ

Tại sao Facebook bị phạt nhiều lần như vậy? vấn đề này có liên quan đến việc những gã khổng lồ công nghệ “không dùng được” của châu Âu.

Do không hài lòng với việc các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ kiếm được lợi nhuận lớn ở châu Âu nhưng chỉ đóng một khoản thuế nhỏ, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý châu Âu đã tiến hành nhiều cuộc điều tra chống độc quyền đối với các đại gia công nghệ Mỹ và đưa ra hàng loạt án phạt. Điều này có thể được mô tả như “một sự bất bình lâu dài”.

Mặc dù một số lượng lớn các cuộc điều tra chống độc quyền đã được khởi động, nhưng kết quả không rõ ràng do thời gian điều tra kéo dài, EU cũng đã cố gắng thông qua luật để hạn chế các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ.

Năm 2018, Liên minh Châu Âu chính thức thông qua Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR), đây cũng được coi là luật “nghiêm ngặt nhất” trong lĩnh vực bảo vệ quyền riêng tư. Đến tháng 2/2020, Liên minh Châu Âu đã ra mắt dự thảo Luật Dịch vụ Kỹ thuật số và Luật Thị trường Kỹ thuật số, một nỗ lực nhằm điều chỉnh trật tự thị trường kỹ thuật số trong khu vực.

Ngoài luật pháp, vào tháng 9/2020, EU cũng tìm cách áp dụng “các biện pháp mới”, bao gồm quyền buộc các công ty công nghệ khổng lồ phân chia thị trường nếu vị trí thống lĩnh của họ bị cho là đe dọa lợi ích của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn. Có thể nói, EU đã làm mọi cách để hạn chế những gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

Điều đáng nói là ngoài Liên minh châu Âu, theo thống kê từ People's Daily Online, tính đến tháng 1/2020, hơn 30 quốc gia bao gồm Vương quốc Anh, Canada và Nhật Bản đã gia nhập hàng ngũ áp dụng “thuế kỹ thuật số”. Có thể nói, khi các ông lớn công nghệ Mỹ tăng tốc tiếp cận thị trường quốc tế và có quyền phát ngôn ngày càng lớn, thì ngày càng có nhiều tiếng nói phản đối.

Trả đũa Australia, Facebook đang “thêm dầu vào lửa”

Động thái phong tỏa giới truyền thông Australia sau dự luật đầu tiên về tin tức trên nền tảng Internet được thông qua, đồng nghĩa với việc Facebook đã tự chặn đường lui của mình.

Ngay lập tức, nối gót Australia, Canada và Mỹ cũng nhanh chóng đưa ra khẳng định sẽ áp dụng quy định tương tự hoặc có động thái can thiệp cụ thể với Facebook. Đối mặt với áp lực từ nhà cầm quyền của 2 quốc gia này và “lửa giận” của người dùng trên toàn thế giới, Facebook bắt buộc phải nhân nhượng.

Tờ The Hill đưa tin, Thủ tướng Australia Morrison cho biết, Facebook đã nối lại đàm phán với chính phủ Australia, và bản thân ông cảm thấy “vui mừng” về điều này. Facebook “đang tạm thời coi chúng tôi là bạn bè trở lại”, ông Morrison nói.

Theo ABC, Bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg xác nhận, sau khi Facebook chặn nội dung truyền thông của Australia, ông đã có 2 cuộc gặp với người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, hai bên sẽ tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo và cố gắng tìm ra cách để giải quyết vấn đề.

Phong Vũ

Lãnh đạo Facebook xin lỗi, đề nghị quay lại đàm phán với Australia

Lãnh đạo Facebook xin lỗi, đề nghị quay lại đàm phán với Australia

Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết Facebook sẽ quay lại bàn đàm phán với nước này sau khi cấm người dân xem và chia sẻ tin tức.