{keywords}
Facebook đăng ký mã số thuế tại Bangladesh. (Ảnh minh họa: Internet)

Giữa tháng 6, nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã hoàn thành việc đăng ký 3 mã số thuế VAT tại Bangladesh theo yêu cầu từ Ủy ban Doanh thu Quốc gia Bangladesh (NBR).

Các đơn vị thuộc Facebook được cấp mã số thuế là Facebook Technologies Ireland Ltd, Facebook Ireland Ltd và Facebook Payments International Ltd đã nhận được mã số thuế của mình. Facebook sẽ trả thuế VAT 15% đối với doanh thu có được từ Bangladesh.

Động thái của Facebook diễn ra sau gần hai tuần khi Google và Amazon có mã số ở đây tuân thủ quy tắc do NBR áp đặt vào tháng 7/2019. Quy tắc này yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ phải thành lập văn phòng ở Bangladesh hoặc chỉ định những đại lý để chính phủ có thể thu thuế VAT đối với các quảng cáo và dịch vụ khác do họ cung cấp cho các công ty địa phương.

Theo thông tin từ FPT, mã số thuế của Facebook được cấp thông qua hệ thống IVAS/VAT Online, được phát triển và vận hành bởi FPT IS.

Facebook bắt đầu thực hiện việc đăng ký mã số thuế từ đầu tháng 5, ngay sau khi hệ thống IVAS cập nhật phân hệ đăng ký thuế cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Tuy nhiên, theo các ràng buộc pháp lý, Facebook phải tìm kiếm và ủy quyền cho đơn vị đại diện sau đó mới có thể thực hiện đăng ký và kê khai thuế tại Bangladesh.

Các bộ hồ sơ đăng ký mã số thuế VAT (BIN) của Facebook đã hoàn tất việc xét duyệt, hệ thống đã sinh ra 3 mã số thuế tương ứng cho 3 đơn vị của Facebook.

Từ kỳ kê khai tháng 6 này, Facebook tiến hành kê khai thuế và thực hiện thanh toán trực tuyến với mức thuế 15% cho toàn bộ khoản thu chịu thuế VAT trên toàn lãnh thổ Bangladesh.

Ngay trong tháng 6 này, những “ông lớn” trong làng công nghệ như Google và Amazon cũng hoàn tất việc đăng ký mã số thuế và sẵn sàng kê khai thuế trực tuyến cho các kỳ kê khai sắp tới.

Không chỉ tại quốc gia Nam Á, các ông lớn Google, Amazon, Facebook cũng đang có nhiều sức ép về thuế tại nhiều quốc gia khác trong. Mới đây nhất là thỏa thuận lịch sử của các nước G7 hôm 5/6 vừa qua, nhằm thu nhiều tiền thuế hơn từ các tập đoàn đa quốc gia như Amazon, Google, Facebook. 

Thỏa thuận đạt được sau 8 năm đàm phán và nhận được động lực mới trong những tháng gần đây sau đề xuất từ tân Tổng thống Mỹ Joe Biden. Hàng trăm tỷ USD có thể chảy vào ngân khố các nước sau khi nhóm các nước kinh tế lớn G7 đồng thuận ủng hộ mức thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15%.

Thay đổi này có thể buộc các công ty trả thuế tại các nước phát sinh doanh thu, thay vì bòn rút lợi nhuận ra nước ngoài, đến các “thiên đường thuế”.

Dù G7 không có quyền áp đặt các tiêu chuẩn toàn cầu, thế nhưng thỏa thuận của 7 trong số các quốc gia công nghiệp lớn nhất thế giới được xem là một bước quan trọng hướng đến hiệp định toàn cầu về thuế doanh nghiệp.

PV

Thỏa thuận thuế lịch sử của G7 ảnh hưởng thế nào đến Big Tech?

Thỏa thuận thuế lịch sử của G7 ảnh hưởng thế nào đến Big Tech?

Các nước G7 nhất trí ủng hộ đánh thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15% nhằm ngăn chặn những công ty đa quốc gia như Amazon, Facebook, Apple trốn thuế.