{keywords}
Ảnh: Tony Avelar (Keystone)

Ngày 10/1, Meta Platform, công ty mẹ của Facebook, cho biết công ty đang tạm dừng kế hoạch cho nhân viên trở lại làm việc trên toàn lãnh thổ nước Mỹ cho tới ngày 28/3. Đồng thời, yêu cầu mọi nhân viên phải tiêm mũi vaccine tăng cường để ngăn chặn sự lây lan của biến thể omicron.

Công ty cho biết, việc lùi ngày nhằm tạo điều kiện để các nhân viên có thể sắp xếp công việc một cách linh hoạt hơn trong bối cảnh đại dịch vẫn đang kéo dài.

Trước đó, gã khổng lồ mạng xã hội có kế hoạch đưa tất cả các nhân viên đã tiêm vắc-xin Covid-19 trở lại làm việc từ ngày 31/1 tới đây.

“Chúng tôi đang tập trung xem xét nhằm đảm bảo rằng các nhân viên có thể lựa chọn nơi làm việc trong tình hình đại dịch hiện tại”, Janelle Gale, Phó Chủ tịch phụ trách nhân sự của Meta, khẳng định. “Công ty hiểu rằng đây là thời điểm khó khăn để đưa ra quyết định có trở lại văn phòng làm việc hay không, khi sự bất định đang diễn ra, vì thế sẽ dành thêm thời gian đánh giá điều gì là tốt nhất đối với nhân viên của chúng tôi”.

Công ty cũng thông tin thêm, nếu nhân viên muốn tiếp tục làm việc từ xa sau ngày 28/3, họ phải có đơn xin hoãn gửi Meta từ giữa tháng 3, ngoài ra thời gian hoãn được kéo dài từ 3 tới 5 tháng.

Sự lây lan của biến chủng omicron cũng khiến một số công ty “hàng xóm” với Meta tại thung lũng Silicon phải lùi ngày mở cửa văn phòng trở lại, nhưng Meta là công ty đầu tiên đưa ra yêu cầu bắt buộc các nhân viên phải tiêm mũi vắc xin tăng cường để có thể quay lại trụ sở làm việc.

Tháng trước, Apple đã thông báo tới các nhân viên về việc chưa có thời điểm đi làm lại cụ thể. Alphabet, công ty mẹ của Google, cũng lùi thời hạn trở lại văn phòng từ 10/1 sang vô thời hạn, cho tới khi đảm bảo “môi trường làm việc ổn định lâu dài”.

Vinh Ngô (Theo CNBC)

 

Website đã "chết", mua sắm qua Facebook, TikTok mới là xu thế

Website đã "chết", mua sắm qua Facebook, TikTok mới là xu thế

Ngày càng nhiều người mua sắm qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter thay vì qua website. Đây là xu hướng có lợi cho các nhãn hãng quy mô nhỏ.