Đại dịch đã làm thay đổi nhiều thói quen, hành vi của người tiêu dùng tại Việt Nam, các dịch vụ giao đồ ăn trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt là các việc sử dụng các ứng dụng giao hàng qua điện thoại.

Báo cáo cập nhật xu hướng trong 12 tháng qua và tìm hiểu mức độ phổ biến của các app giao hàng tại thị trường Việt Nam của Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me cho thấy, mức độ thâm nhập ứng dụng thực phẩm tại Việt Nam ngày càng cao hơn.

{keywords}
Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam nằm hoàn toàn trong tay các doanh nghiệp ngoại

Theo số liệu điều tra, 83% người Việt được hỏi có sử dụng các dịch vụ giao hàng đồ ăn/thức uống, cao hơn so với 62% của 12 tháng trước.

Trong số các khách hàng này, 77% có sử dụng ít nhất một ứng dụng giao hàng trên điện thoại. Lý do các ứng dụng giao đồ ăn trở nên phổ biến hơn là do việc gọi đồ ăn trên ứng dụng tiết kiệm thời gian và có nhiều mã khuyến mãi. Ngoài ra, Covid-19 cũng đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.

Tần suất đặt đồ ăn của người Việt ngày càng gia tăng hơn. Theo đó, 85% người dùng ứng dụng để đặt đồ ăn/thức uống ít nhất 1 lần/tuần. Tần suất đặt đồ ăn cũng tăng mạnh hơn trong đại dịch khi đạt mức tăng tới 80%. Tuy cậy, đơn hàng đặt đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam thông thường vẫn là các đơn hàng có giá trị nhỏ khi có tới 51% đơn hàng có giá dưới 100.000 đồng. Tuy vậy, giá mua trung bình tăng nhẹ trong năm vừa qua. 

Grab, ShopeeFood, Baemin và Gojek là những ứng dụng giao nhận đồ ăn phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu, Grab vẫn là app được sử dụng nhiều nhất, thế nhưng Baemin mới là ứng dụng đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm qua. Ứng dụng giao đồ ăn này cũng có gia tăng mức độ phổ biến và duy trì tốt mức độ hài lòng của khách hàng, dựa trên nhiều tiêu chí như "dễ đặt hàng", "thái độ nhân viên", "tốc độ giao hàng" hơn so với "phí giao hàng". Bám sát nút là ShopeeFood và GoFood (Gojek).

Theo kết quả nghiên cứu, các mã giảm giá và chi phí vận chuyển là các yếu tố tác động lớn tới quyết định đặt hàng của người tiêu dùng. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy 30% người dùng luôn tìm kiếm các mã giảm giá; 28% người dùng sẽ đặt đơn giao đồ ăn nếu không mất phí vận chuyển.

Doanh thu thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 148 triệu USD với tốc độ tăng trưởng bình quân 28,6%/năm; trong đó mảng doanh thu đến từ các nền tảng vào khoảng 32 triệu USD. 

Hầu hết các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đều là là các doanh nghiệp ngoại. Grab và ShopeeFood (trước đây là Now) là hai ứng dụng được cho là chiếm thị phần nhiều nhất. Tuy nhiên, thị phần của các ứng dụng này cũng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi những người đến sau như Gojek, Baemin.

Duy Vũ

Nhìn lại năm 2021 của thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam

Nhìn lại năm 2021 của thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam

Hoạt động bị ảnh hưởng khi nhiều dịch vụ phải dừng hoạt động trong bối cảnh dịch Covid-19, các ứng dụng gọi xe tập trung vào dịch vụ giao hàng, đi chợ hộ và đẩy mạnh hệ sinh thái không tiền mặt, xem đây là động lực tăng trưởng mới.