{keywords}
Mã QR sẽ được sử dụng để truy xuất nguồn gốc nông sản. (Ảnh: Internet)

Theo UBND thành phố Hà Nội, trong các năm qua địa phương có 141 chuỗi liên kết trên tổng số 1.642 chuỗi của cả nước, chiếm khoảng 9%.

Dù mang lại nhiều hiệu quả nhưng theo đánh giá, các liên kết này chưa hoàn chỉnh, quy mô nhỏ lẻ và chủ yếu là liên kết theo hình thức thuận mua vừa bán giữa doanh nghiệp và thương lái nên không có tính bền vững, dễ đứt gãy. Do đó, thành phố đã đưa ra Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều mục tiêu trong ứng dụng công nghệ 4.0 để các chuỗi liên kết phát triển bền vững hơn.

Cụ thể, Hà Nội đặt mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và tăng tỷ lệ giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt trên 70%. Thúc đẩy phát triển sản phẩm chủ lực của thành phố theo vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Đồng thời, tổ chức sản xuất theo hình thức tiên tiến, hiện đại đảm bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn và tạo giá trị gia tăng cho liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Đến năm 2025, Hà Nội có thể xây dựng 50 liên kết chuỗi đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với các vùng sản xuất chuyên canh tập trung của thành phố. Trong đó, 100% liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn được ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc để minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. 

Hà Nội sẽ tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ Nano,... trong quá trình sản xuất, sơ chế, đóng gói, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị sản xuất.

Phát triển sản xuất theo hướng an toàn, GAP, hữu cơ; từng bước hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật cho một số vùng sản xuất nông sản chất lượng trọng điểm tại các huyện nhằm đẩy mạnh cơ giới hoá, hiện đại hoá các khâu trọng yếu như sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến...

Để đạt được mục tiêu đề ra, thành phố sẽ thực hiện những biện pháp hỗ trợ, ưu đãi trong chi phí tư vấn xây dựng liên kết; đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng nhà xưởng, kho bãi sơ chế, bảo quản, phương tiện vận chuyển chuyên dụng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho dự án liên kết. Đồng thời, hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi cho các bên tham gia liên kết chuỗi…

Trước đó, Hà Nội đã có nhiều chính sách nhằm xây dựng chuỗi cung ứng cũng như hỗ trợ tối đa cho sản phẩm nông nghiệp nhờ ứng dụng các công nghệ mới, nhất là loại hình kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT).

Theo kế hoạch, trong năm nay, Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn thiện Chợ TMĐT sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi tại địa chỉ (chonhaminh.gov.vn) và ứng dụng trên nền tảng di động; tạo lập kênh quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội đến nhiều người dân.

Phát triển trang web Nông sản an toàn Hà Nội tại địa chỉ (nongsanantoanhanoi.gov.vn) để tạo môi trường kết nối hiệu quả giữa nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng.

Triển khai hiệu quả Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm của thành phố (check.gov.vn) và chương trình mỗi xã một sản phẩm với TMĐT để xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; đẩy mạnh hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, HTX ứng dụng bao bì gắn với tem truy xuất nguồn gốc và nhãn hiệu nông sản được bảo hộ tham gia vào hệ thống quản lý truy xuất chung của thành phố.

Không chỉ hỗ trợ xây dựng truy xuất nguồn gốc trực tuyến, Hà Nội sẽ đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, khuyến mại trực tuyến, kê khai thuế điện tử… và hỗ trợ kết nối nhanh giữa người sản xuất, người bán với người mua.

Trong năm 2021, Hà Nội sẽ tiếp tục vận hành website “Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội” tại địa chỉ bandomuasam.hanoi.gov.vn cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, máy bán hàng tự động.

D.V

Khách sạn, làng du lịch phải công khai mã QR an toàn phòng dịch Covid-19

Khách sạn, làng du lịch phải công khai mã QR an toàn phòng dịch Covid-19

Tất cả cơ sở lưu trú du lịch như: khách sạn, làng du lịch, nhà nghỉ du lịch… phải công bố mã QR tại sảnh đón tiếp hoặc khu vực dễ quan sát để du khách du có thể kiểm tra, giám sát mức độ an toàn phòng dịch Covid-19.