Gieo mầm công nghệ cho trẻ em Việt 

Từ thị trường chưa có nhu cầu cao về học công nghệ cho trẻ em và chưa có nguồn nhân lực giảng dạy chuyên môn cao về lĩnh vực STEM, thầy Lê Quang Tuấn và các cộng sự đã xây dựng bộ khung cho Học viện Sáng tạo Công nghệ TEKY trở thành mô hình giáo dục đạt 93/100 điểm theo khung đánh giá của Tổ chức Giáo dục Phần Lan - Education Alliance Finland (EAF) sau hơn 4 năm thành lập. 

Thạc sĩ Lê Quang Tuấn, Hiệu trưởng Học viện sáng tạo công nghệ TEKY đã là đại diện Việt Nam duy nhất được vinh danh ở hạng mục Edtech Leadership của giải thưởng Edutech ASIA 2019 được tổ chức tại Singapore.

{keywords}
Thầy Lê Quang Tuấn nhận giải thưởng Edutech ASIA 2019, hạng mục Edtech Leadership.

Trở lại thời điểm 5 năm trước, khi các chương trình giáo dục công nghệ cho trẻ em vẫn gần như ở xuất phát điểm, với kinh nghiệm 6 năm hoạt động trong lĩnh vực CNTT, Thạc sĩ Lê Quang Tuấn đã cùng 4 chuyên gia công nghệ “xây nền” cho hệ thống đào tạo chuyên môn và chương trình giáo dục công nghệ cho trẻ em Việt Nam từ 5 - 18 tuổi.

Ngay từ khởi điểm, triết lý giáo dục thầy Tuấn đặt ra cho TEKY và sau này là các sản phẩm Edtech như TOPPY, CodeKitten chính là “lấy người học làm trung tâm” - tất cả hoạt động cần được thiết kế để phù hợp với tâm lý học tập của lứa tuổi và thúc đẩy khả năng sáng tạo của học sinh. 

Để hiểu được “trải nghiệm học tập” của học viên, các thầy cô tại Học viện TEKY cũng trải qua các “bài kiểm tra định kỳ”. Thầy Lê Quang Tuấn chia sẻ: “Tôi vẫn cảm nhận được những ánh mắt, những khuôn mặt hồi hộp của những “thí sinh”, rồi những nụ cười hớn hở sau khi hoàn thành và có kết quả tốt của các thầy cô”.

Những buổi “thi định kỳ” của các giáo viên tại TEKY đều được chính thầy Lê Quang Tuấn giám sát tận tình, nghiêm túc qua camera để đảm bảo công bằng cho tất cả “thí sinh” trên toàn quốc. Cũng vì thế, các thầy cô giảng dạy công nghệ tại TEKY luôn có động lực cập nhật kiến thức, củng cố chuyên môn để mang đến những bài giảng chất lượng nhất cho các bạn nhỏ.

Theo thầy Lê Quang Tuấn, một người quản lý giáo dục cần có sự ân cần như một người thầy và sự nghiêm khắc như một giám thị để tạo nên môi trường học tập chuyên nghiệp nhưng khai phá, cho học sinh cơ hội phát triển tối đa tiềm năng.

“Giáo dục không chỉ đến từ cái tâm, mà còn phải có cái tầm để có thể đưa được những thế hệ trẻ Việt Nam sánh ngang cùng những nước anh em khi xã hội đang bước vào giai đoạn công nghệ phát triển”,vị Hiệu trưởng Học viện TEKY nêu quan điểm.

Hướng tới mục tiêu "phủ sóng" kỹ năng lập trình cho 10 triệu trẻ em 

Sau 4 năm thành lập, khi TEKY đang ở giai đoạn phát triển mạnh với 16 cơ sở trên toàn quốc, dịch Covid-19 xuất hiện và ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục trên cả nước. Nhiều trung tâm giáo dục phải đóng cửa lớp học. Các cơ sở giảng dạy kỹ năng và bộ môn năng khiếu như ngoại ngữ, công nghệ… cần chuyển đổi sang mô hình giảng dạy online, nhưng nhiều phụ huynh, học sinh chưa hoàn toàn thích, tin tưởng hình thức giảng dạy này. 

Nhận thấy trong “nguy” có “cơ”, thầy Lê Quang Tuấn và các chuyên gia công nghệ tại Học viện TEKY đã đặt ra một mục tiêu “không tưởng”, đó là tận dụng sự phổ biến của Internet để “phủ sóng” kiến thức, kỹ năng lập trình đến 10 triệu trẻ em Việt Nam trong những năm tới.

Từ nghiên cứu hơn 100 nền tảng lập trình cho trẻ em như Scratch, Tynker, Minecraft... đội ngũ cố vấn chuyên môn và kỹ sư phần mềm tại TEKY đã xác định được ngôn ngữ lập trình đơn giản, hiệu quả nhất để “xoá mù chữ thời đại số” chính là ngôn ngữ lập trình kéo thả trực quan.

Ý tưởng phát triển một nền tảng dạy - học lập trình truy cập hoàn toàn miễn phí, thân thiện cho trẻ em Việt Nam đã dần được hình thành và chính thức ra mắt vào tháng 4/2021, đó là nền tảng CodeKitten. 

{keywords}
Nền tảng Codekitten mang đến cho các bạn nhỏ không gian tự do học tập và tạo ra sản phẩm theo sở thích cá nhân.

Là nền tảng lập trình kết hợp giữa giáo dục hiện đại và văn hóa Việt Nam, CodeKitten dựa trên ngôn ngữ lập trình Scratch được nghiên cứu bởi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ). Các kỹ sư phần mềm và kỹ sư đồ họa tại Học viện TEKY đã phát triển bộ thư viện hình nền, nhân vật, đối tượng lập trình được thiết kế gắn liền với lịch sử, anh hùng dân tộc, di sản nổi tiếng, danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa Việt Nam cho nền tảng CodeKitten. 

Bên cạnh bộ công cụ hữu dụng, CodeKitten cũng giúp các bạn học sinh từ lớp 2 có thể tự học lập trình với nhiều bài học, thử thách mô phỏng, liên kết với kiến thức K12, từ Toán học, Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Khoa học vũ trụ, Lịch sử... Mỗi bài học lập trình được ghi hình trên Thư viện bài giảng CodeKitten luôn đi kèm “bài tập” làm game để học sinh có thể “học đi đôi với hành”.

Khi ứng dụng CNTT mang đến sự kết nối không giới hạn, cho phép con người truy cập thông tin, cơ hội học tập từ khắp nơi trên thế giới, nền tảng Codekitten mang đến cho các bạn nhỏ không gian tự do học tập và tự do tạo ra sản phẩm theo sở thích cá nhân.

{keywords}
Thầy Lê Quang Tuấn và các cộng sự đang hướng tới mục tiêu "phủ sóng" kiến thức lập trình cho ít nhất 10 triệu học sinh Việt Nam.

Thầy Lê Quang Tuấn cho rằng, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay được trang bị kiến thức lập trình bài bản ngay từ khi còn nhỏ: “Mục tiêu của Codekitten là giúp 10 triệu học sinh tại Việt Nam được học lập trình hoàn toàn miễn phí, với phần mềm được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư, đội ngũ hoạ sĩ đồ họa và 500 giảng viên liên môn Công nghệ - K12 xây dựng và phát triển giáo án”.

Sau 5 năm đồng hành cùng Học viện TEKY, thầy Lê Quang Tuấn và các cộng sự đã xây dựng giáo trình học của 20 bộ môn theo lộ trình phát triển trí tuệ từ 5 - 18 tuổi cho học sinh Việt Nam, thực dạy hàng ngàn giờ học trực tiếp và trực tuyến. Trên hành trình mới, thầy Tuấn và các cộng sự đang tiếp tục hướng đến mục tiêu đưa giáo dục công nghệ phổ thông tới ít nhất 10 triệu học sinh Việt Nam trong những năm tới. 

Vân Anh

Học sinh TP.HCM giành ngôi Quán quân cuộc thi trực tuyến lập trình robot

Học sinh TP.HCM giành ngôi Quán quân cuộc thi trực tuyến lập trình robot

Đội học sinh trường THPT Phước Long, thành phố Thủ Đức vừa giành ngôi Quán quân cuộc thi Robotics online, sau khi vượt qua các thử thách như lập trình robot tham gia giao thông trong thành phố thông minh, phục vụ khách tại nhà hàng tự động...