Theo đó, trước những vấn đề về đấu thầu hiện nay, đặc biệt dễ xảy ra tiêu cực. Điển hình là tình huống dàn xếp cho những công ty thân quen của mình tham gia vào việc cung ứng của doanh nghiệp, gây ra tình trạng “quân xanh quân đỏ”, khiến cho là cuộc đấu thầu, cạnh tranh không đạt được hiệu quả cao. Nguyễn Thế Hùng và Phạm Đức Tiến đã thành lập nên startup VINADES và phát triển Hệ sinh thái Đấu Thầu để giải quyết về tính minh bạch, cũng như đưa thông tin qua các phương tiện truyền thông đến các nhà cung ứng ở lĩnh vực này…

{keywords}

Startup đang trình bày trước các shark - Ảnh: Shark Tank

Nền tảng này được kỳ vọng sẽ trở thành một sàn thương mại điện tử, kết nối B2B hàng đầu tại Việt Nam. Từ khi ra mắt đến nay, Hệ sinh thái đã thu hút được hơn 40.000 nhà cung cứng tham gia vào hệ thống, trong đó có hơn 2000 doanh nghiệp trả phí từ 7 triệu đến 103 triệu một năm.

Theo sáng lập viên Thế Hùng: Từ năm 2018 đến quý 1 năm 2022, họ đã đầu tư vào Startup hơn 8 tỷ và doanh thu trên 16 tỷ, lợi nhuận hơn 50%. Năm ngoái mặc dù vướng phải đại dịch Covid- 19 căng thẳng, tuy nhiên, công ty vẫn tăng trưởng 165%. Sau đó, startup đưa ra lời mời hợp tác với mức đề nghị: 6 tỷ đồng cho 5% cổ phần và tối đa là 20% cổ phần. 

Shark Hùng Anh lập tức đặt câu hỏi: “Công ty đã có lãi vậy nguyên nhân gì để startup đến đây gọi vốn chỉ 6 tỷ cho 5%?”

Đại diện startup cho biết, nếu chỉ đơn thuần thỏa mãn việc “lớn chậm” startup không cần gọi đầu tư. Tuy nhiên, họ coi đây là một cơ hội chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn, phát triển tới tầm vĩ mô hơn, ví dụ tiến ra thị trường nước ngoài. Startup cũng đưa ra số liệu doanh thu quý 1 năm 2022 là 1,9 tỷ đồng, lợi nhuận 900 triệu. Mô hình thu phí của công ty dựa trên thuê bao các dịch vụ, thu phí dịch vụ phân tích dữ liệu, phí kết nối các doanh nghiệp, giữa nhà thầu với bên mời thầu và phí triển khai những sàn đấu thầu riêng cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. 

Startup cho biết, số tiền kêu gọi đầu tư được dùng để đẩy truyền thông, marketing. Đây chỉ là vòng gọi vốn đầu tiên, nếu thành công tại Shark Tank, VINADES sẽ tiến tới việc gọi vốn ở các vòng tiếp theo để có đủ ngân sách đáp ứng cho việc phát triển dài hạn.

Startup hiện giờ đã hoàn chỉnh, kể cả về R&D, họ đang chuẩn bị tung ra những dòng sản phẩm mới và marketing là cần thiết. Giải đáp thêm về phần thu phí, đại diện công ty giải thích phí thu từ cả chủ đầu tư và nhà thầu nhưng phí niêm yết là của nhà thầu. Họ dự kiến trong vòng một  năm tới sẽ ‘educate thị trường’ bằng cách cho phép các nhà đầu tư trải nghiệm miễn phí hệ thống để làm quen với việc sử dụng và sẽ bắt đầu thu tiền vào năm thứ hai đối với các chủ đầu tư. 

Shark Hùng Anh muốn biết thêm về cơ cấu cổ đông, startup chia sẻ trước kia họ ươm mầm trong doanh nghiệp còn hiện giờ đang làm thủ tục tách ra thành một công ty độc lập. Công ty mới đã được chuyển toàn bộ tài sản và dự án định giá là 8 tỷ, VINADES đang giữ 100% cổ phần, phần kêu gọi vốn hiện tại là phát hành mới.

Shark này băn khoăn về việc định giá 8 tỷ, nhưng nếu các shark đầu tư 6 tỷ lại chỉ có được 5%, thay vì 48-49%. Startup trả lời rằng 8 tỷ chỉ là định giá theo số tiền họ đã đầu tư còn giá trị công ty cao hơn như vậy bởi doanh thu một năm đã vượt quá 10 tỷ. Shark Hùng Anh tiếp tục hỏi thêm về số liệu startup đã cung cấp ban đầu: 1 quý lãi 900 triệu tương đương với lãi 300 triệu 1 tháng, như vậy 1 năm lãi khoảng 3 tỷ, như vậy đâu thật sự nhiều tiền như họ định giá. Tổng giám đốc Thế Hùng giải thích rằng họ mới chỉ phát hành một số sản phẩm trong đó vẫn có những sản phẩm chưa thu phí, khi bước vào giai đoạn thu phí của khách hàng chắc chắn doanh thu sẽ tăng và lớn hơn nhiều so với con số hiện tại.

Hiện doanh thu 6 tháng đầu năm khoảng hơn 4 tỷ, dự kiến năm nay sẽ là 10 tỷ, lợi nhuận trên 50%. 

Với startup này, shark Hưng, Liên và shark Erik không tham gia đầu tư.

Sau khi ba Shark rút lui, shark Hùng Anh đưa lời đề nghị 6 tỷ cho 12% cổ phần với điều kiện startup phải cam kết đúng lợi nhuận 5 tỷ năm 2022. Lời đề nghị của ông tương đương với định giá doanh nghiệp 44 tỷ. Shark Bình cũng có nhận định riêng của mình và ông đề nghị: 10 tỷ cho 20% cổ phần.

Đứng giữa hai sự lựa chọn, startup thương lượng với shark Hùng Anh 6 tỷ cho 8% nhưng ông không đồng ý. Sau thời gian thảo luận, hai đại diện của công ty quyết định mức đề nghị 6 tỷ cho 10% và nhận được sự đồng ý của shark Hùng Anh.

Lê Mỹ

Startup được đề nghị “bao nuôi” cho đến khi nào bán được hàng trên Shark Tank

Startup được đề nghị “bao nuôi” cho đến khi nào bán được hàng trên Shark Tank

Nền tảng bất động sản Remaps đã được shark Hùng Anh đầu tư 10 tỷ đồng đổi 40% cổ phần, đặc biệt sẽ được “bao nuôi” cho đến khi bán được hàng.