Digi-Capital mới đây đã đưa ra báo cáo dự đoán về tiềm năng tăng trưởng của thị trường thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường (VR và AR). Theo đó, doanh thu năm 2024 của thị trường này sẽ tăng gấp 5 lần lên 67 tỷ USD từ con số 13 tỷ USD của hiện nay. 

Tuy nhiên, thực tế ảo là một thị trường bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau với tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Cùng mổ xẻ các yếu tố của hệ sinh thái VR và AR để xem liệu thị trường này có thực sự bùng nổ được hay không. 

{keywords}

Hệ sinh thái mobile AR, VR và kính thông minh (màu xanh là tốt, màu vàng là tạm ổn còn màu đỏ là chưa có gì)

Người dùng hoạt động

Chỉ số người dùng hoạt động (active user) là thứ cơ bản ở mọi nền tảng, qua đó xác định liệu nền tảng đó có thực sự đông người dùng hay không.

Theo Reuters, TikTok với tính năng AR đã thu hút 3 tỷ giờ sử dụng chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 3, gián tiếp tạo ra doanh thu tăng trưởng 130% cho công ty mẹ ByteDance lên 5,6 tỷ USD trong quý I/2020.

{keywords}

Mobile AR cho phép bạn nhìn thấy những thứ không tồn tại về mặt vật lý

Còn với VR, mọi thứ có hơi hướng khác biệt do việc phải sử dụng thêm thiết bị đeo vào mắt khiến tỷ lệ người dùng không quay lại tương đối cao. Thách thức nữa của VR là tạo ra phương thức giải trí hấp dẫn như phim ảnh, trò chơi điện tử với thời gian hoàn thành đủ ngắn và chi phí đủ rẻ để có thể tiếp cận người dùng dễ dàng hơn. 

{keywords}

Phạm vi ứng dụng của AR là rất rộng, từ di động đến PC

Nhìn vào tương lai, thị trường này chỉ có thể trông chờ cú hích từ những ông lớn. Facebook sắp sửa thử nghiệm mạng xã hội VR có tên gọi Horizon trong năm 2020 này. Apple có thể ra mắt kính thông minh VR như một phụ kiện cho iPhone sớm nhất vào năm 2022. 

Những cái tên khác như Glass của Google, HoloLens của Microsoft hay Spectacles của Snapchat vẫn còn ở tầm giá quá cao so với khả năng chi trả của người dùng phổ thông. Tương lai của ngành công nghiệp VR vì thế có thể phụ thuộc vào những cái tên như Magic Leap hay nReal, nếu những startup này tìm đúng ‘long mạch’ của thị trường.

Tần suất sử dụng

Trong lĩnh vực di động nói chung, tần suất sử dụng của người dùng luôn tỷ lệ thuận với doanh thu. Nghĩa là người dùng mobile càng lâu thì nhà sản xuất càng kiếm được nhiều tiền. 

AR trên mobile cho thấy một tiềm năng rất lớn nhờ việc ứng dụng vào tính năng nhắn tin, với những cái tên tiêu biểu như Facebook Messenger, Instagram, TikTok và Snapchat. Theo báo cáo tháng 06/2020 của Snap Inc., tính năng AR đã có 170 triệu người sử dụng mỗi ngày, tương đương gần 30 lần sử dụng mỗi ngày trên Snapchat. 

Các thiết bị VR tuy nhiên lại được dùng ít hơn một lần mỗi ngày, thậm chí là tính theo tuần hoặc theo tháng. Thị trường có lẽ cần một sự bứt phá từ các loại kính thông minh gọn nhẹ kết hợp với các ứng dụng VR có thời lượng sử dụng ngắn để tránh gây mỏi mắt cho người dùng.

{keywords}

Sử dụng mobile AR ứng dụng tìm đường là một tình huống sử dụng quan trọng

Ứng dụng quan trọng

Người dùng di động dành tới 90% thời gian trên điện thoại cho các app và chỉ dùng 10% để lướt web. Họ cũng chỉ sử dụng thường xuyên 10 ứng dụng di động và dành hơn ¾ thời gian cho ba ứng dụng quan trọng nhất. Phần lớn người dùng thậm chí còn chẳng tải về thêm ứng dụng nào mới mỗi tháng.

Ở mảng mobile AR nói riêng, nhắn tin trở thành một thứ vũ khí tối thượng giúp các ứng dụng AR quan trọng có thể dễ dàng chiếm lĩnh thị phần, do con người không thể sống mà không cần trò chuyện mỗi ngày. 

{keywords} 

Ứng dụng mobile AR vào việc mua sắm nội thất cho căn nhà của bạn

Tính năng Live View của Google Maps trên Android cũng cho thấy những tiềm năng hứa hẹn để trở thành ứng dụng quan trọng hàng đầu. Vì nó giúp giải quyết bài toán tìm đường một cách hết sức trực quan cho những người đi du lịch.

Tương tự, có một thị trường đầy tiềm năng và rộng mở cho các ứng dụng VR quan trọng. Thật khó để hình dung bạn sẽ đi siêu thị online chỉ bằng việc ngồi ở nhà chốt đơn như thế nào, nhưng đó là viễn cảnh có thể xảy ra. Ở thị trường kính thông minh, vẫn còn quá sớm để biết được liệu rằng ứng dụng nào là quan trọng nhất.

Lượng cài đặt

Với hệ sinh thái AR/VR nói chung, lượng cài đặt không chỉ có phần mềm mà còn bao gồm cả phần cứng. Vì người dùng ngày nay đã có sẵn smartphone, do đó nhiều người có thể đánh đồng lượng thiết bị mobile AR với lượng ứng dụng mobile AR đã cài đặt.

Vì lý do nêu trên, các vấn đề giờ chỉ còn nằm ở game AR và ứng dụng AR trên mobile có đủ hấp dẫn người dùng hay không mà thôi.

{keywords}

Kính thông minh hứa hẹn sẽ là sản phẩm thay thế hoàn toàn điện thoại thông minh

Với VR câu chuyện là hơi khác, dù dự báo sẽ có 10 triệu thiết bị VR được dùng đến năm 2023, đây vẫn chỉ là một nhánh phụ của thị trường game nói chung. Do đó, thiết bị VR còn phụ thuộc vào các sản phẩm game VR có đủ hấp dẫn để khiến người dùng móc hầu bao chi đậm hay không. 

Nhà đầu tư

Các ông lớn trong ngành công nghệ như Apple, Facebook hay Google đã có sự đầu tư dàn đều ở cả VR/AR lẫn kính thông minh. Một số cái tên khác như ByteDance và Snap thì đầu tư nhiều hơn vào ứng dụng mobile AR. 

Cá biệt có những startup như Magic Leap đã nhận được đầu tư hàng tỷ USD kể từ khi thành lập vào năm 2010 đến nay. Tổng kết lại thì sự đầu tư cho VR/AR trong quý I/2020 đã bằng cả năm 2013 cộng lại, theo Digi-Capital. 

{keywords}

Có vô số các công ty đã nhảy vào lĩnh vực AR/VR này

Những kẻ dẫn đầu

Thị trường mobile AR hiện đang được dẫn dắt bởi những cái tên hàng đầu như Facebook, Apple, Google. ByteDance. Snap và Niantic cũng nổi lên trong những giai đoạn nhất định của thị trường dù còn khá bấp bênh. 

Ở thị trường VR, Facebook, Sony, HTC, và Valve đang tìm cách mở rộng thị phần bên cạnh nhiều đối thủ đáng gờm khác. Thị trường kính thông minh, tuy nhiên, chưa thực sự hình thành rõ ràng để xác định kẻ dẫn đầu. 

Hệ sinh thái

Một hệ sinh thái đầy đủ của mobile AR rõ ràng là đã hình thành, mặc dù nó dựa nhiều vào dịch vụ nhắn tin trên di động và sự bùng nổ bất ngờ của những game moblile như Pokemon Go. Nhưng còn rất nhiều khả năng để ứng dụng mobile AR vào các lĩnh vực khác của cuộc sống đang chờ đợi các nhà phát triển khai phá. 

Với VR, một hệ sinh thái đang dần được hình thành nhưng không một nhà phân tích nào có thể dự báo trước tốc độ tăng trưởng của nó. Trong khi đó, hệ sinh thái kính thông minh dường như chưa tồn tại. Cần phải có những ông lớn như Apple hay Google nhảy vào cuộc chơi với những phát kiến mang tính đột phá để tạo nên hệ sinh thái kính thông minh.

14 công nghệ thành phố thông minh đem lại cuộc sống hiện đại hơn

14 công nghệ thành phố thông minh đem lại cuộc sống hiện đại hơn

Internet vạn vật đang ngày một phát triển và định hình nên tương lai của nhân loại. Một trong số đó là ứng dụng cho thành phố thông minh (smart city).

Phương Nguyễn (theo VentureBeat)