{keywords}
Một trong những mục tiêu Hòa Bình đặt ra đến năm 2025 là tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. (Ảnh minh họa: Báo Hòa Bình)

Theo Quyết định giao chỉ tiêu, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến phát sinh trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính mà UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu 17 sở, ban, ngành và 10 UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cần đạt được là 51%.

Trong đó, tỷ lệ % được xác định theo số lượng hồ sơ trực tuyến thuộc danh mục thủ tục hành chính được công bố thực hiện trực tuyến mức 3, 4 phát sinh trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị.

Theo thống kê, tổng số thủ tục hành chính công bố đủ điều kiện thực hiện trực tuyến mức 3, 4 của 17 sở, ban, ngành thuộc tỉnh Hòa Bình là 841 thủ tục. Với 10 UBND huyện, thành phố, mỗi cơ quan đều có 69 thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp trực tuyến mức 3, 4.

{keywords}
{keywords}

UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố căn cứ vào chỉ tiêu được giao, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu.

Căn cứ tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trình độ tiếp cận Internet của khách hàng tại địa phương, UBND các huyện, thành phố tổ chức giao chỉ tiêu cụ thể cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi quản lý nhằm đảm bảo chỉ tiêu được giao theo quy định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

UBND tỉnh Hòa Bình giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện quyết định này; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.

Bên cạnh đó, Sở TT&TT Hòa Bình còn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan tổng hợp, thống kê số liệu kết quả thực hiện chỉ tiêu hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến mức 3, 4 cho các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố để phục vụ đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT và đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các Sở, ban, ngành, địa phương;

Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình là cơ quan được giao phối hợp với Sở TT&TT và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định; kịp thời phát hiện những khó khăn báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định. 

Trong Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hòa Bình phiên bản 2.0 được UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt hồi cuối tháng 10/2020, Hòa Bình đã xác định rõ các định hướng phát triển chính quyền điện tử của địa phương, bao gồm: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển CNTT; Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển chính quyền điện tử tỉnh phù hợp với xu thế phát triển chính quyền điện tử; Xây dựng chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân.

Các chỉ tiêu cụ thể trong phát triển chính quyền điện tử tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2025 gồm có: Đảm bảo duy trì, kết nối, chia sẻ dữ liệu của Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh với Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4  phổ biến, liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50%; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính...

M.T

Kết quả phát triển Chính phủ điện tử năm 2020 bằng nhiều năm trước cộng lại

Kết quả phát triển Chính phủ điện tử năm 2020 bằng nhiều năm trước cộng lại

Trong năm 2020, hành lang pháp lý cho phát triển Chính phủ điện tử đã cơ bản được hoàn thiện. Đặc biệt, những kết quả đạt được trong năm 2020 về xây dựng Chính phủ điện tử bằng nhiều năm trước cộng lại.