Theo nguồn tin vào tối ngày 10/3, một nhóm thành viên của Quốc hội Mỹ sẽ đề xuất dự luật vào ngày hôm nay (11/3) để giúp các tổ chức tin tức tương tác và tiến hành thương lượng tập thể với Google, Facebook dễ dàng hơn.

{keywords}
Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar dành nhiều tâm huyết để thúc đẩy dự luật

Nhóm do Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar và Hạ nghị sĩ David Cicilline dẫn đầu. Trước đề xuất này, Google và Facebook đã gặp phải vấn đề tương tự ở Australia. Ban đầu, Facebook đấu tranh quyết liệt với chính phủ Australia và mạnh tay phong tỏa truyền thông nước này từ ngày 17/2 và liên tiếp vấp phải sự phản ứng từ phía dư luận người dùng, cũng như từ nhiều chính khách ở các quốc gia.

Khi chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison có sự nhượng bộ nhất định, Facebook đã ngồi lại bàn đàm phán và đưa ra các quyết định phù hợp hơn. Sau đó, mạng xã hội này cũng hứa đầu tư 1 tỷ USD vào lĩnh vực báo chí. Đề xuất sẽ cho phép các tổ chức báo in, phát sóng hoặc tin tức kỹ thuật số hợp lực (không tuân theo luật chống độc quyền) để giành được các giao dịch tốt hơn từ Facebook và Google. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ John Kennedy và Đại diện Ken Buck đã chỉ ra rằng họ sẽ ủng hộ đề xuất này.

Những gã khổng lồ công nghệ không có lòng nhân từ

Amy Klobuchar cho biết rất lạc quan về khả năng đề xuất trở thành luật vì lo ngại ngày càng tăng về độc quyền của các nhà lập pháp của cả hai bên. “Những công ty công nghệ này không có lòng nhân từ”, nữ Thượng nghị sĩ này nói. Đề xuất được đưa ra vào ngày hôm nay sẽ cho phép các tổ chức tin tức đàm phán với những gã khổng lồ công nghệ về mọi thứ, bao gồm cả doanh thu quảng cáo và quyền truy cập thông tin thuê bao.  

Klobuchar chỉ ra rằng nhiều người đang nhận được tin tức trực tuyến thông qua Facebook và Google. Các công ty truyền thông xã hội sử dụng tin tức để thu hút người dùng, nhưng các nhà xuất bản tin tức nói rằng những gã khổng lồ công nghệ không chia sẻ đủ doanh thu quảng cáo với họ. Do đó, luật này có thể làm tăng thu nhập của các tổ chức tin tức.

Hạ nghị sĩ David Cicilline cho biết trong một tuyên bố: "Đề xuất sẽ giúp các nhà báo và nhà xuất bản địa phương nhận được sự hỗ trợ cần thiết để tiếp tục thực hiện công việc quan trọng của mình". Vào ngày mai 12/3, Nhóm chống độc quyền của Hạ viện sẽ tổ chức một buổi điều trần về vấn đề này. Cả Facebook, Google, Twitter được triệu tập và nội dung trọng tâm là tình trạng độc quyền tin tức trên các nền tảng hiện nay.

Cũng liên quan đến diễn biến chống độc quyền trên Internet, Cục Giám sát Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Đại chúng Liên bang Nga (Roskomnadzor) vừa hướng tầm ngắm vào các nền tảng mạng xã hội, trong đó có Facebook, Twitter, Instagram, vk.com, ok.ru, Telegram và YouTube.

Đơn kiện của nhà quản lý đã được chuyển tới tòa án và theo Phần 2 của Điều 13.41, Bộ luật vi phạm hành chính của Nga, trong trường hợp vi phạm nhiều lần, số tiền phạt có thể cao tới 1/10 tổng doanh thu hàng năm của công ty có liên quan.

Khiếu nại từ các nhà xuất bản nhỏ

Trong nhiều năm, nhiều nhà xuất bản nhỏ sử dụng công nghệ bán quảng cáo của Google đã phàn nàn rằng, những đối thủ cạnh tranh lớn của họ đã có được những thỏa thuận chia sẻ doanh thu thuận lợi từ nền tảng này.

Hiện nay, ngành báo chí Mỹ đang gặp khó khăn. Theo dữ liệu từ Pew Research, do doanh thu quảng cáo sụt giảm và thói quen truyền thông thay đổi, kể từ năm 2008, số lượng công việc làm báo ở Mỹ đã giảm một nửa.

David Chaven, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của News Media Alliance, tổ chức trong ngành đã thúc đẩy dự luật, cho biết: “Nhiều nhà xuất bản hoặc tờ báo lớn có thể có được các giao dịch vì lợi ích riêng của họ. Nhưng đối với các nhà xuất bản nhỏ hơn, cách duy nhất để có được một số giá trị hợp lý là họ phải hành động một cách đoàn kết”.

Phong Vũ

Australia thông qua luật buộc Facebook, Google trả tiền cho báo chí

Australia thông qua luật buộc Facebook, Google trả tiền cho báo chí

Quốc hội Australia hôm 25/2 đã thông qua dự luật mới, được thiết kế để buộc những hãng công nghệ lớn như Google, Facebook trả tiền tin tức cho các nhà xuất bản.