Những cuộc thử nghiệm chung này sẽ được thực hiện trong các môi trường ngoài trời ở cả Trung Quốc và Nhật Bản, và nhằm mục đích để xác nhận các công nghệ truy cập vô tuyến nền tảng cho việc phát triển các mạng di động 5G. Thỏa thuận của Huawei với DOCOMO khẳng định vai trò quan trọng của công ty đi tiên phong trong đổi mới trong không gian 5G trong sự hợp tác với các đối tác đầu ngành trên thế giới.

Nhằm mục tiêu cho ra mắt thương mại trong năm 2020, các mạng 5G sẽ biến đổi ngành công nghiệp di động. Với công suất gấp 1.000 lần và tốc độ cấp 100 lần so với tốc độ của công nghệ LTE, 5G sẽ cho phép kết nối phổ cập chưa từng có cho khoảng 100 tỉ thiết bị, một bước quan trọng trong việc hiện thực hóa Internet của vạn vật (Internet of Things - IOT) và tự động hóa các ngành công nghiệp chuyên ngành. Với Thế vận hội Olympic và Paralympic dự kiến sẽ được tổ chức tại Tokyo vào năm 2020, Nhật Bản được đánh giá sẽ là một trong những thị trường đầu tiên triển khai công nghệ 5G. Hướng tới nỗ lực này, Huawei đã tham gia Diễn đàn Thúc đẩy Truyền thông Di động Thế hệ thứ 5 (5GMF) của Nhật Bản, một dự án chung được hình thành vào tháng 9/2014 để tạo ra sự  phối hợp giữa các ngành, các học viện, và các cơ quan chính phủ trong việc quy hoạch và triển khai công nghệ 5G.

"NTT DOCOMO liên tục làm việc để thúc đẩy các công nghệ lõi nhằm mang lại trải nghiệm truyền thông tốt nhất cho các khách hàng của mình", ông Seizo Onoe, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc Công nghệ (CTO) của NTT DOCOMO phát biểu. "Từ quan điểm này, chúng tôi rất vui mừng khi mở rộng quan hệ đối tác sáng tạo với Huawei trong công nghệ 5G. Huawei đã chứng minh một số bước đột phá trong lĩnh vực này. Và chúng tôi mong muốn đạt được những bước đột phá liên quan đến công nghệ truy cập vô tuyến 5G thông qua các thử nghiệm thực địa với Huawei ở cả Trung Quốc và Nhật Bản trong những tháng tới".

Ông Ryan Ding, thành viên Ban Giám đốc kiêm Chủ tịch nhóm Sản phẩm và Giải pháp của Huawei, nhận xét: "5G là nền tảng để xây dựng một thế giới kết nối tốt hơn và sẽ làm biến đổi cuộc sống và công việc của chúng ta trong nhiều thập kỷ tới. Để biến thị trường 5G trở thành hiện thực, chúng ta cần một nỗ lực chung trên toàn ngành và hệ sinh thái. Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với DOCOMO từ giai đoạn đầu để tạo ra các công nghệ 5G, và tôi tin rằng bằng cách làm việc cùng nhau, chúng ta có thể mang lại nhiều lợi ích tiềm năng của công nghệ 5G cho khách hàng của chúng ta".

Huawei đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc xác định và thúc đẩy 5G trên toàn thế giới. Công ty cũng đã công bố các kế hoạch toàn cầu để đầu tư tối thiểu 600 triệu USD vào nghiên cứu và sáng tạo các công nghệ 5G đến năm 2018.

Huawei và DOCOMO sẽ hợp tác để thử nghiệm các công nghệ giao diện vô tuyến chưa rõ băng tần, nhưng sẽ tập trung vào băng tần phụ 6GHz (sub-6GHz). Các hệ thống thí nghiệm sẽ kiểm tra băng tần RAT mới kết hợp với sóng MIMO Massive và các thuật toán tiên tiến. Những thử nghiệm này sẽ được tiến hành trên sóng vô tuyến và để xác nhận tốc độ dữ liệu của người dùng cuối.

Các cột mốc quan trọng: Sáng tạo của Huawei trong công nghệ 5G

- Năm 2009: Bắt đầu nghiên cứu công nghệ 5G.

- Năm 2011 và 2012: Tại sự kiện Mobile World Congress, giới thiệu nguyên mẫu Ultra-Node cho trạm gốc 5G và trình diễn tốc độ tải dữ liệu tới 50Gbps.

- Năm 2013: Đạt tốc độ  truyền dữ liệu tới 115Gbps bằng cách sử dụng công nghệ 5G mmWave.

Công bố đầu tư tối thiểu 600 triệu USD cho nghiên cứu và sáng tạo 5G đến năm 2018.

- Năm 2014: Được bầu vào Hội đồng của Hiệp hội Cơ sở hạ tầng 5G, một bộ phận của 5G-PPP (Hợp tác công tư Hạ tầng 5G).

Công bố kế hoạch hợp tác với Trung tâm Sáng tạo 5G (5GIC) có trụ sở đặt tại Đại học Surrey của Vương quốc Anh để xây dựng phòng thí nghiệm 5G đầu tiên của thế giới.

Ký thỏa thuận với MegaFon (Nga) để sớm công bố các dịch vụ 5G vào năm 2018.

Ký thỏa thuận với Etisalat (UAE) để trình diễn công nghệ 5G tại Triển lãm World Expo 2020 tại Dubai.

Ký thỏa thuận với LG U+ (Hàn Quốc) để hợp tác sáng tạo công nghệ 5G.

Ký thỏa thuận với Singapore Telecom để thực hiện một chương trình sáng tạo cho R&D của công nghệ 5G.

Hiện nay, Huawei có hơn 300 chuyên gia đang làm việc tại 9 trung tâm R&D trên toàn cầu để nghiên cứu công nghệ 5G. Huawei cũng chủ động và tích cực góp phần phát triển hệ sinh thái 5G khi là một trong những thành viên lãnh đạo của METIS (Liên minh Châu Âu), 5G-PPP (Liên minh Châu Âu), 5GIC (Anh quốc), IMT-2020 (Trung Quốc), Wireless Joint Innovation (Đại học New York) và 5GMF của Nhật Bản.