Nga không cấm cản toàn bộ trên Internet như một số nước, nhưng nỗ lực gia tăng kiểm soát thường xuyên được thể hiện trong những đạo luật mới gần đây, ví dụ như yêu cầu các nhà mạng lắp đặt thiết bị hỗ trợ chính phủ giám sát điều hành.

Một loạt đạo luật mới được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký tháng 12 năm ngoái đưa ra mức phạt nặng đối với các nền tảng mạng xã hội hoạt động ở Nga, lên đến 20% tổng doanh thu năm gần nhất trước đó, nếu yêu cầu gỡ bỏ nội dung độc hại không được thực hiện. YouTube và Facebook thường mắc lỗi này.

Roskomnador, cơ quan chức năng quản lý mạng viễn thông của Nga, thường gửi khiếu nại với các mạng xã hội nước ngoài. Cơ quan này từng đứng ra làm rõ vụ nền tảng Clubhouse khóa tài khoản của người dẫn chương trình nổi tiếng Vladimir Solovyov.

Hiện nay Điện Kremlin và các cơ quan truyền thông Nga vẫn thường sử dụng nền tảng mạng xã hội nước ngoài để truyền tải thông điệp đến thế giới. Trên YouTube, đài truyền hình RT đã có tới 14 triệu lượt người đăng ký, với đầy đủ các kênh tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Arab...

Quan điểm của RT là dù có bất đồng, họ sẽ tiếp tục dùng mạng xã hội nước ngoài. Simonyan, biên tập viên của RT chia sẻ: "Không dùng những nền tảng đó nữa, trong khi tất cả mọi người vẫn dùng, giống như tự chào thua trước đối thủ".

Nhưng nhìn chung, Nga vẫn hướng tới xây dựng các mạng xã hội dành cho người dân nước mình, VKontakte là một thành công điển hình. Gazprom Media, thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia, thì hứa hẹn phát triển nền tảng video RuTube đủ sức cạnh tranh với YouTube.

Mới đây Gazprom Media còn mua lại ứng dụng video ngắn tương tự như TikTok mang tên "Ya Molodets". "Mục tiêu đề ra là một người Nga có thể hoàn toàn sống thoải mái trong hệ sinh thái ứng dụng Nga", nhà báo Andrei Soldatov nhận định.

{keywords}
Nga hướng tới mục tiêu xây dựng hệ sinh thái ứng dụng trong nước đầy đủ cho người dân.

Mục tiêu trên cũng được quy định cụ thể trong luật. Kể từ ngày 1/4 tới, tất cả smartphone bán ra ở Nga đều phải cài sẵn 16 ứng dụng trong nước phát triển, bao gồm 3 mạng xã hội và trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo Marusya.

Về tổng thể, Nga đã chuẩn bị trước một mạng Internet riêng, được gọi là "RuNet", trong trường hợp đất nước phải ngắt kết nối mạng toàn cầu. Ông Dimitry Medvedev, cựu Thủ tướng Nga và hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia khẳng định: "Về mặt kỹ thuật, điều đó hoàn toàn sẵn sàng".

RuNet có thể được hiểu là mạng lưới các dịch vụ, nội dung trên Internet dùng tiếng Nga, dành cho người Nga. Từ những năm 1990, đầu những năm 2000, người dùng Nga đã có xu hướng lựa chọn VKontakte hay Yandex thay cho Facebook hay Google. Thói quen đó duy trì đến nay dù Google bắt đầu hỗ trợ tiếng Nga khá toàn diện.

Anh Hào (Tham khảo New York Times, Reuters...)

Nga có kế hoạch ra mắt ứng dụng tương tự nền tảng TikTok

Nga có kế hoạch ra mắt ứng dụng tương tự nền tảng TikTok

Gazprom-Media, cơ quan truyền thông hàng đầu của Nga sẽ cho ra mắt một ứng dụng tương tự như TikTok - nền tảng chia sẻ video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc.