"Thử thách" đó chính xác là một trò lừa bịp, nhưng điều không thể chối cãi là bức ảnh rất đáng sợ. Điều này là bởi nó tác động đến khu vực gây tò mò và có phần tranh cãi trong hệ thống thần kinh của con người được gọi là "thung lũng giả tạo".

"Với những thứ gần giống con người thì chúng ta sẽ cảm thấy gần gũi, nhưng đến khi chúng giống hệt con người thì lại thấy đáng sợ", Frank McAndrew, giáo sư tâm lý học tại Đại học Knox, người nghiên cứu về hiện tượng sợ hãi cho biết. "Đó là lý do tại sao bạn nhìn thấy những thứ như búp bê giống như người thật và giả nói tiếng người trong rất nhiều bộ phim kinh dị. Zombie cũng vậy".

Cụm từ "thung lũng giả tạo" có nguồn gốc từ một giả thuyết vào năm 1970 của nhà nghiên cứu người Nhật Masahiro Mori, khi ông cố gắng chế tạo ra những con robot trông như người tại Học viện công nghệ Tokyo. Khi chúng trở nên giống chúng ta hơn, chúng ta bắt đầu thấy nó dễ thương. Tuy nhiên, khi chúng quá giống ngoại hình và hành động của con người, mọi người bắt đầu khó chịu. Sự khó chịu đó về mặt lý thuyết sẽ tăng lên nếu robot nhìn và hành động chính xác như con người.

Dù Momo không phải là một chú robot, cách hình ảnh này tác động lên bộ não của chúng ta giống với một robot hình người. Khi bạn nhìn thấy một cái gì đó giống như momo, nó huy động khả năng chú ý của bạn, McAndrew cho biết. Bạn tập trung vào nó, cố gắng xử lý cho đến khi bạn có thể nhận ra nó. Sự không chắc chắn bắt nguồn cho cảm xúc sợ hãi của con người. Chúng ta nhận ra mô hình chung của khuôn mặt con người, nhưng tỷ lệ lại không quen thuộc và không bình thường với tâm trí thông thường.

Nhà xã hội học và cũng là tác giả của cuốn Scream: Chilling Adventures in the Science of Fear (Cuộc phiêu lưu của Khoa học về sự sợ hãi), Margee Kerrcho biết: "Chúng ta được thiết kế nhận diện khuôn mặt và phân tích biểu cảm xem liệu có thể tin tưởng người đó được hay không. Cũng từ đó xuất hiện một chế độ gọi là ‘chế độ lỗi' trong não người".  Hệ thống chúng ta thường sử dụng để phân loại và phân tích các khuôn mặt hoạt động không giống bình thường, và tạo ra sự khó chịu.

Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Frontiers in Human Neuroscience đã sử dụng máy FMRI để phân tích các đối tượng khi họ cố gắng giải thích một số hình ảnh khuôn mặt người thật và ảnh avatar kỹ thuật số. Kết quả cho thấy thời gian xử lý của não tăng lên đối với các khuôn mặt nằm gần đường biên giữa mô phỏng và thực tế, cũng như hoạt động ở các phần khác nhau của não tùy thuộc vào những gì đối tượng đang quan sát.

Năm 2016, các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford đã cố gắng tìm ra chính xác "thung lũng giả tạo" nằm ở đâu bằng cách cho các đối tượng nhìn nhiều loại robot khác nhau. Sau đó sắp xếp các khuôn mặt theo mức độ ‘giống như thật' và sự tin tưởng. Kết quả khẳng định ý tưởng về "thung lũng giả tạo". Sự dễ thương tăng lên cùng với mức độ giống người thật của các robot. Nhưng khi khuôn mặt trở nên giống người hơn là máy móc, chúng bắt đầu bị coi là khó ưa.

Khuôn mặt Momo chắc chắn nằm trong trường hợp này, nhưng lưu ý là chỉ trên bức ảnh đang được phát tán rộng rãi. Momo thực ra là một tác phẩm điêu khắc có tên Mother Bird được tạo bởi nghệ sĩ Keisuke Aisawa. Khi quan sát toàn bộ bức tượng, chúng ta sẽ thấy nó có thân và chân giống chim nhưng khuôn mặt lại giống mặt người. Nhìn tổng thể bức tượng, bạn sẽ thấy nó trông giống một con quái vật hơn, điều đó thực sự có thể làm giảm hiệu ứng rùng rợn", Kerr nói.

Dù bối cảnh thực về sự tồn tại của Momo có thể làm giảm cảm giác xấu về nó, nhưng ấn tượng đầu tiên bạn có về bức ảnh này có thể vẫn đeo đuổi trong tâm trí.

Vì vậy, khi các phương tiện truyền thông đang thổi phồng về nỗi-đáng-sợ-Momo, việc bạn thấy bức ảnh hơi rùng rợn là điều bình thường, ít nhất cho tới khi não bạn nhìn ra được hình ảnh đó thực sự trông như thế nào.