Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Temasek, Google và Bain & Company công bố, nền kinh tế số tại các quốc gia Đông Nam Á trên đà tiến tới con số 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Hàng triệu người dùng Internet mới đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử - TMĐT và tài chính. 

Tỷ lệ sử dụng Internet tại khu vực Đông Nam Á đạt 75%. 8/10 người dùng mới đã thực hiện hành vi mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần.

{keywords}
Google và Temasek công bố báo cáo nền kinh tế Đông Nam Á.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, khu vực Đông Nam Á đã có thêm 60 triệu người tiêu dùng tham gia vào nền kinh tế Internet. Trong đó, 20 triệu người tham gia chỉ trong nửa đầu năm.

Đây là tiền đề cho các kỳ lân công nghệ trong khu vực, chẳng hạn như các siêu ứng dụng Grab, GoTo hay Sea Group. Ba công ty này tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của TMĐT và Fintech, thúc đẩy giá trị của nền kinh tế Internet của  ASEAN trong thập kỷ tới, báo Google đánh giá.

Bối cảnh dịch bệnh, hạn chế di chuyển, tương tác xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã khiến nhiều người phụ thuộc vào các dịch vụ kỹ thuật số. Tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế Internet của khu vực Đông Nam Á đã đạt tăng trưởng kép 49%, từ 117 tỷ USD vào năm 2020 lên đến 174 tỷ USD trong năm nay.

Dự kiến, tốc độ tăng trưởng kép sẽ đạt 20%, lên đến 363 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, TMĐT là động lực chính và chiếm tỷ trọng lớn trong việc gia tăng đóng góp vào giá trị của nền kinh tế số của khu vực.

Theo đó, TMĐT sẽ tăng lên con số 120 tỷ USD trong tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong năm nay và dự đoán ​​sẽ đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Đáng lưu ý là thị trường giao nhận thực phẩm đã tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là dịch vụ có mức thâm nhập sâu nhất, với 71% tổng số người dùng Internet đặt bữa ăn trực tuyến ít nhất một lần.

Sự gia tăng của người dùng Internet cũng thay đổi dự báo về quy mô thương mại Internet trong vòng 4 năm tới. Hệ quả là GMV của Đông Nam Á ước tính sẽ đạt 174 tỷ USD vào cuối năm 2021, có khả năng sẽ vượt qua 360 tỷ USD vào năm 2025 - cao hơn mức dự báo trước đó (300 tỷ USD).

Các dịch vụ tài chính số tăng trưởng mạnh mẽ, với thanh toán kỹ thuật số và ví điện tử nhanh chóng trở thành xu hướng chủ đạo - gắn liền với sự phát triển của TMĐT, nơi các giao dịch mua được thanh toán trực tuyến thay vì sử dụng tiền mặt.

Theo đó, thanh toán số tăng 9% theo tổng giá trị giao dịch, từ 646 tỷ USD năm 2020 lên 707 tỷ USD năm nay và dự kiến ​​đạt 1,17 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy làn sóng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Hoàng Nam (Theo Nikkei Asia)

Xây dựng Bộ chỉ tiêu đo lường kinh tế số Việt Nam để ra chính sách phát triển

Xây dựng Bộ chỉ tiêu đo lường kinh tế số Việt Nam để ra chính sách phát triển

Bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế số phản ánh đầy đủ từ hạ tầng số, mức độ phổ cập của phương tiện số, dịch vụ trực tuyến đến nguồn nhân lực. Đây sẽ là dữ liệu quan trọng trong việc đưa ra các quyết sách cụ thể.