Ngân hàng đầu tư Macquarie cho biết các công ty công nghệ tiêu dùng lớn như Facebook và Amazon đang trong giai đoạn bên kia 'sườn dốc'.

{keywords}

Viktor Shvets, người đứng đầu chiến lược toàn cầu và châu Á tại Macquarie Capital chia sẻ: "Các nhà đầu tư phải rất cẩn thận khi tiếp cận các công ty như Meta hoặc Alphabet, vì như tôi đã nói, họ đang đi xuống cũng như phải đối mặt với một số vấn đề". Ông cũng nêu tên các công ty khác như nhà sản xuất iPhone là Apple và nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba.

Shvets trả lời với CNBC rằng các khó khăn ở đây có thể bao gồm "quy mô từ các nền kinh tế lớn" cũng như áp lực chính trị và xã hội đáng kể. "Vì vậy, hãy hết sức cẩn thận những nền tảng kỹ thuật số lớn này, nhưng vẫn còn rất nhiều cơ hội sinh lời trong phần còn lại của vũ trụ công nghệ", ông nói.

Các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ và Trung Quốc đều bị giám sát chặt chẽ về mặt quy định trong những năm gần đây. Trong năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp các công ty công nghệ, đưa ra luật định nhắm vào các lĩnh vực, từ chống độc quyền đến bảo vệ dữ liệu.

Cổ phiếu của Tencent, Alibaba và Didi đều bị bán tháo vào năm ngoái do các công ty này bị vướng vào các quy định của chính phủ. Chỉ số Hang Seng Tech vẫn giảm hơn 40% so với năm 2021, tính đến thời điểm đóng cửa ngày 11 tháng 2.

Cũng trong năm 2021, tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp mới nhằm ngăn chặn các hành vi chống cạnh tranh trong Big Tech, cũng như một số các lĩnh vực khác.

Nên đặt cược vào công ty nào trong cuộc chuyển giao thế hệ tiếp theo?

Shvets cho biết thế giới đang chuyển từ công nghệ thế hệ thứ hai sang thế hệ thứ ba. Câu hỏi đặt ra là: Những công ty công nghệ nào sẽ sống sót sau quá trình chuyển đổi vô cùng quan trọng đó?

"Một điều chúng tôi đã học được trong những lần chuyển đổi đó là chỉ có một hoặc hai công ty thực sự vượt qua được. Vì vậy, ví dụ, chỉ có Microsoft thực sự là công ty công nghệ lớn duy nhất vượt qua được cuộc chuyển giao từ thế hệ thứ nhất sang thế hệ thứ hai trong khi hầu như không ai khác làm được điều đó".

"Vậy câu hỏi đặt ra với những nền tảng kỹ thuật số lớn này, bạn nghĩ công ty nào trong số họ có cơ hội hoặc khả năng lớn nhất để thực sự vượt qua cuộc chuyển giao? Và ngay bây giờ, nó không rõ ràng. Bạn có nên đặt cược vào Meta, bạn có nên đặt cược vào Google, bạn có nên đặt cược vào [Alibaba] không? Nó không rõ ràng".

Shvets không nói rõ quá trình chuyển đổi công nghệ thế hệ thứ ba sẽ kéo theo những gì, nhưng những lời bàn tán xung quanh Web 3.0, hoặc thế hệ tiếp theo của Internet, bắt đầu phát triển vào cuối năm ngoái.

Metaverse đề cập rộng rãi đến một thế giới ảo nơi con người tương tác thông qua hình đại diện ba chiều. Trong không gian đó, người dùng có thể tham gia vào các hoạt động ảo như chơi game, nghe nhạc hoặc thể thao có thể được điều khiển thông qua tai nghe thực tế ảo hoặc thiết bị thực tế tăng cường.

Meta - công ty mẹ của Facebook, Apple, Microsoft và Google đang chuẩn bị cho cuộc đua phát hành các sản phẩm phần cứng và dịch vụ phần mềm mới cho metaverse.

Gã khổng lồ mạng xã hội Facebook đã đổi tên thành Meta vào cuối năm ngoái, phản ánh tham vọng ngày càng lớn của công ty trong việc nắm lấy tương lai của Internet trong thế giới ảo. Tuy nhiên, cổ phiếu đã lao dốc vào đầu tháng Hai và ghi nhận mức giảm lớn nhất trong một ngày, sau khi công ty dự báo tăng trưởng doanh thu yếu hơn dự kiến ​​trong quý tới.

Thị trường cạnh tranh khốc liệt tại đất nước tỷ dân

Roderick Snell, giám đốc đầu tư tại Baillie Gifford (Edinburgh), cho biết trong khi các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang chịu áp lực pháp lý to lớn, họ cũng đang phải đối mặt với rất nhiều cạnh tranh mạnh mẽ.

Ông cho biết công ty của mình đã bị lép vế trước những tên tuổi công nghệ lớn như Alibaba và Tencent trong vài năm qua. "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc luôn là thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất trong các thị trường mới nổi."

Snell nói: "40% thị phần quảng cáo truyền thông xã hội của Tencent đã thuộc về các người chơi khác. Một cuộc cạnh tranh lớn đang diễn ra. Vì vậy chúng tôi đã giảm tỉ trọng đối với công ty và tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác. Điều này có thể sẽ không thay đổi trong tương lai".

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, CNBC)

Theo đuổi Web3 và tiền mã hóa, các tài năng Thung lũng Silicon ồ ạt bỏ việc ở Google và Amazon

Theo đuổi Web3 và tiền mã hóa, các tài năng Thung lũng Silicon ồ ạt bỏ việc ở Google và Amazon

Đối với những nhà phát triển tài năng, Web3 và tiền mã hóa đang hấp dẫn hơn nhiều so với các hãng công nghệ lớn già cỗi.