Đặc biệt đối với các đơn vị tài chính - ngân hàng vốn là mục tiêu hàng đầu của tin tặc. Tuỳ thuộc vào quy mô hệ thống IT, nguồn lực nhân sự, mô hình trung tâm SOC nào sẽ được các đơn vị này cân nhắc sử dụng?

Tại các quốc gia phát triển, trung tâm SOC (Security Operations Center) đã không còn xa lạ với các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp lớn, các ngân hàng và tổ chức tài chính. Từ những năm đầu của thế kỷ 21, doanh nghiệp trong khu vực châu Á đã có xu hướng sử dụng SOC như một phần tất yếu của hệ thống công nghệ thông tin. Song tại Việt Nam, mô hình này lại chưa được vận dụng nhiều do chi phí và thiếu nhân sự chuyên môn.

Mỗi đơn vị có thể xây dựng mô hình SOC khác nhau nhưng tựu chung đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu bảo mật của doanh nghiệp. Với đặc điểm có lượng giao dịch lớn, kết nối đa điểm và phát triển nhanh chóng các loại hình digital banking, mobile banking, thanh toán ảo, … nên mô hình SOC cho ngành tài chính ngân hàng lại càng phải thiết kế sao cho phù hợp với quy mô của hệ thống.

{keywords}
5 Cấp độ Trung tâm SOC

Có 5 cấp độ của SOC được biết bao gồm: Level 1: Basic detection & Prevention (Phát hiện & Ngăn chặn), Level 2: Context, Control & Coverage (Bối cảnh, Kiểm soát và Phạm vi), Level 3: Basic Hunting & APT (Săn tìm tấn công chủ đích APT), Level 4: Remediation (Khắc phục) và Level 5: Deep Hunting (Săn tìm mối đe dọa sâu hơn). Với mỗi cấp độ này, nhà điều hành doanh nghiệp sẽ cần một đội ngũ nhân sự ở các cấp độ chuyên môn tương đương. Từ những nhân sự thực hiện nhiệm vụ giám sát, ngăn chặn, cảnh báo cho đến mức độ phức tạp hơn là các nhà phân tích, nhà nghiên cứu các mối đe doạ và các thành viên săn tìm mối đe doạ,…

Trung bình, một trung tâm SOC sẽ cần tối thiểu từ 10 đến 20 nhân sự đảm nhận công việc chuyên biệt. Mô hình SOC càng phức tạp, số lượng nhân sự càng lớn thì càng đặt ra thách thức về chi phí cho nhà quản lý. Bởi chi phí chi trả không chỉ dừng ở mức lương cho chuyên gia mà còn là chi phí để tuyển dụng, thuê người ngay từ giai đoạn xây dựng SOC ban đầu. Chính vì điều này mà trên thế giới đã bắt đầu phân chia ra 3 mô hình SOC mà theo Gartner các doanh nghiệp có thể lựa chọn là: SOC nội bộ (fully insourced), Thuê ngoài (fully outsourced) và Kết hợp (hybrid/co-managed SOC).

{keywords}
Mô hình trung tâm SOC Thuê ngoài - VSEC

Dù là mô hình SOC nội bộ hay kết hợp, nhà quản trị doanh nghiệp cũng đều phải tính toán đến chi phí duy trì nhân sự, đầu tư trang thiết bị và công nghệ. Cho dù hệ thống SOC mới đang được lên kế hoạch, doanh nghiệp cũng đã phải chi trả chi phí để thuê nhân sự để thiết kế và xây dựng mô hình vận hành trước khi thu được hiệu quả có thể đo đếm được. Chính vì vậy, cho dù có nguồn vốn lớn các Ngân hàng và tổ chức tài chính không phải lúc nào cũng chọn lựa việc xây dựng một trung tâm SOC nội bộ hay kết hợp.

“Trong 20 năm cung cấp dịch vụ bảo mật tại Việt Nam, phục vụ hơn 50% khách hàng Ngân hàng, tổ chức tài chính, chúng tôi tin rằng mô hình SOC thuê ngoài có thể đáp ứng được câu chuyện tối ưu nguồn lực tài chính và đầu tư cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể tốn hàng nghìn giờ để nỗ lực cứu vãn hệ thống công nghệ sau tấn công nhưng chỉ cần chưa quá 4 giờ đồng hồ để tìm ra và ngăn chặn hiểm hoạ thông qua trung tâm SOC”, ông Vũ Thế Hải, SOC Manager VSEC chia sẻ.

Với Trung tâm SOC, VSEC - Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ đúng với tiêu chí là MSSP - Managed Security Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ bảo mật toàn diện tại Việt Nam. Trung tâm SOC của VSEC cũng là trung tâm SOC tiên phong tại Việt Nam được nhận chứng chỉ CREST - chứng nhận đạt các tiêu chuẩn quốc tế về năng lực chuyên gia, kinh nghiệm chuyên môn, khả năng công nghệ, các chính sách, quy trình, thủ tục và đạo đức nghề nghiệp liên quan đến việc cung cấp dịch vụ trung tâm SOC. Không chỉ cung cấp một giải pháp hoàn chỉnh của SOC mà VSEC cũng có thể tư vấn, đào tạo và triển khai thử nghiệm mô hình SOC tiêu chuẩn quốc tế phù hợp theo nhu cầu của từng doanh nghiệp..

Phạm Trang