Cổng trường tiểu học tích hợp công nghệ nhận diện gương mặt

Một ngày bình thường cuối tháng 6, trẻ em đứng xếp hàng tại các cổng ra vào trường tiểu học ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Các cổng này đều được trang bị công nghệ nhận diện gương mặt nhằm ngăn chặn những kẻ xâm nhập và thông báo cho phụ huynh qua smartphone rằng con họ đã đến nơi an toàn.

Hệ thống nhận diện gương mặt được Tencent phát triển, chỉ là một ví dụ trong nỗ lực tích hợp trí tuệ nhân tạo trong giáo dục của công ty. Một số trường học nổi tiếng tại đây đã giới thiệu hệ thống từ mùa hè 2018. Các công cụ công nghệ cao khác đánh giá khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và kỹ năng viết tiếng Trung của học sinh.

Xe buýt tự hành chạy trên đường phố, trang bị 5G và cảm biến để tránh chướng ngại vật

Thâm Quyến là quê hương của nhiều nhà máy sản xuất smartphone, thiết bị viễn thông, góp phần củng cố vị thế của Trung Quốc như công xưởng toàn cầu. Nơi đây thường được xem là nơi thử nghiệm dịch vụ công nghệ cao mới, bao gồm cửa hàng tiện lợi tự động hoàn toàn, xe buýt tự hành.

Khách hàng tự mở cửa vào cửa hàng tiện lợi Eleven Store

Mỗi sản phẩm đều có nhãn riêng, sau khi chọn lựa, khách hàng thanh toán bằng smartphone tại quầy tính tiện tự động

Thâm Quyến trước đây là một làng chài nhỏ. Cho đến những năm 1970, nó trở thành đặc khu kinh tế đặc biệt đầu tiên của Trung Quốc. Kể từ đó, thành phố thu hút nhiều nhân tài trên khắp đất nước, phục vụ như phòng thí nghiệm cho chính sách “cải cách và mở cửa” của chính phủ. Công dân Thâm Quyến tương đối trẻ, cởi mở với công nghệ.

Shenzhen Bay Startup Plaza, nơi có hơn 80 startup đang hoạt động

Ngoài các hãng công nghệ lớn như Tencent, Huawei, thành phố còn có môi trường startup năng động. Khả năng sáng tạo của Trung Quốc khiến Mỹ phải dè chừng không chỉ đến từ chính sách hỗ trợ của chính phủ mà còn từ năng lượng sáng tạo của các công ty công nghệ tại Thâm Quyến và các nơi khác.