Đây là chỉ thị hành pháp đã được chờ đợi từ lâu để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp crypto tại Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh mối quan tâm đối với các tài sản kỹ thuật số ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.

Theo Nhà Trắng, sắc lệnh này yêu cầu các cơ quan liên bang có cách tiếp cận thống nhất trong quản lý và giám sát tài sản kỹ thuật số trên 6 lĩnh vực chủ chốt gồm: bảo vệ người tiêu dùng, ổn định tài chính, hoạt động bất hợp pháp, khả năng cạnh tranh của Mỹ, tài chính toàn diện và đổi mới có trách nhiệm.

{keywords}

Bảo vệ người tiêu dùng

Chính quyền Tổng thống Biden yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá và đưa ra khuyến nghị chính sách đối với crypto, đảm bảo “giám sát và bảo vệ hiệu quả trước bất kỳ nguy cơ tài chính nào gây ra bởi tài sản kỹ thuật số”.

Trong khi các nhà hoạch định chính sách tập trung vào những rủi ro mang tính hệ thống từ crypto thì ngày càng nhiều lo ngại đối với vai trò của các đồng mã hoá ổn định (stablecoin). Đây là các mã thông báo kỹ thuật số được gắn với giá trị của những loại tiền tệ hiện có như đồng USD.

Có thông tin cho rằng, Tether - đồng stablecoin lớn nhất thế giới với hơn 80 tỷ USD lưu hành không có đủ lượng USD đảm bảo. Tether phủ nhận thông tin trên, nhưng cho biết dự trữ đảm bảo của đồng này không chỉ có tiền mặt mà gồm cả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn như thương phiếu.

Hoạt động phạm pháp

Tổng thống Biden cũng yêu cầu các cơ quan chức năng “phối hợp hành động có trọng tâm” nhằm giảm thiểu các hành vi tài chính bất hợp pháp và nguy cơ đối với an ninh quốc gia gây ra bởi crypto. Ông đồng thời kêu gọi sự hợp tác quốc tế trong vấn đề này.

Tháng trước, Mỹ đã thu giữ số Bitcoin trị giá 3,6 tỷ USD, vụ bắt giữ lớn nhất tiền mã hoá lớn nhất họ từng thực hiện, liên quan tới vụ hack sàn giao dịch Bitfinex năm 2016.

Liên quan cuộc xung đột Nga - Ukraine, Washington đang lo ngại về khả năng crypto có thể giúp các tổ chức và cá nhân người Nga né tránh những biện pháp cấm vận.

Biến đổi khí hậu

Sắc lệnh đã “tế nhị” không đề cập trực tiếp tới vấn đề năng lượng của các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Thay vào đó, chỉ thị này yêu cầu các cơ quan nghiên cứu đảm bảo sự sáng tạo liên quan đến crypto “có tính trách nhiệm”, giảm thiểu tác động tiêu cực với môi trường.

Năm ngoái, Trung Quốc đã cấm hoàn toàn việc khai thác tiền điện tử, dẫn đến 1 cuộc di cư của các “thợ đào” sang Mỹ và một số nước khác, chẳng hạn như Kazakhstan.

Tính cạnh tranh của Mỹ

Nhà Trắng hướng tới mang lại lợi thế cạnh tranh cho Mỹ so với các quốc gia khác ở lĩnh vực tiền điện tử. Điều này đặc biệt quan trọng khi Bắc Kinh đã cấm hoàn toàn tiền ảo.

Theo đó, Bộ Thương mại sẽ có trách nhiệm “thiết lập khuôn khổ thúc đẩy khả năng cạnh tranh và dẫn đầu của Mỹ trong tận dụng các công nghệ liên quan tài sản kỹ thuật số”.

Đồng USD điện tử

Trung Quốc đang dẫn đầu trong phát triển đồng điện tử của Ngân hàng Trung ương, hay còn gọi là đồng CBDC, với ngày càng nhiều người dân nước này sử dụng thanh toán qua smartphone cũng như chi tiêu tài chính.

Sắc lệnh không đề cập tới việc Mỹ có nên phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng hay không, nhưng coi việc nghiên cứu CBDC tiềm năng là một vấn đề “cấp bách” đối với chính phủ.

CBDC có thể đẩy nhanh tốc độ thanh toán và các nhà lập pháp đang đánh giá một số vấn đề liên quan ổn định tài chính và bảo mật của đồng tiền này.

Vinh Ngô (Theo CNBC)

 

Tín hiệu tích cực từ chính phủ Mỹ, Bitcoin nhảy múa

Tín hiệu tích cực từ chính phủ Mỹ, Bitcoin nhảy múa

Triển vọng xung quanh các quy định mang tính “xây dựng” hơn đối với thị trường tiền ảo đã giúp các nhà đầu tư thêm lạc quan.