{keywords}
Ảnh: The Verge

Tháng 11/2019, FCC ra quy định cấm dùng tiền từ Quỹ Dịch vụ phổ quát (USF) của FCC để mua thiết bị, dịch vụ từ các nhà cung ứng được xem là nguy cơ an ninh quốc gia. Mỗi năm, USF cấp hơn 8,5 tỷ USD để trợ giá cho nhà mạng nhằm mục đích đưa băng rộng về vùng nông thôn.

Trong tuyên bố hôm 30/6, Chủ tịch FCC Ajit Pai cho biết quyết định dựa trên sức nặng của bằng chứng. Theo ông, Huawei và ZTE đều có liên hệ mật thiết đến Đảng Cộng sản Trung Quốc và quân đội Trung Quốc. Họ phải tuân thủ pháp luật nước này và hợp tác với tình báo. “Chúng ta không thể và sẽ không cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc khai thác lỗ hổng mạng và xâm phạm cơ sở hạ tầng truyền thông quan trọng”, Chủ tịch FCC khẳng định.

FCC đã cân nhắc hành động gần đây từ Quốc hội Mỹ, cộng đồng tình báo, đồng minh và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại nước khác. Năm 2019, chính quyền Tổng thống Trump đưa Huawei vào danh sách đen của Bộ Thương mại, cấm doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ cho Huawei nếu không có giấy phép đặc biệt.

Tháng 3/2020, ông Trump ký lệnh cấm công ty Mỹ dùng nguồn vốn liên bang để mua sắm thiết bị từ các đối tác bị xem là nguy cơ an ninh quốc gia. Mỹ cũng thiết lập chương trình 1 tỷ USD nhằm hỗ trợ nhà mạng nhỏ loại bỏ và thay thế thiết bị Huawei, ZTE.

Một số nước như Australia, New Zealand, Nhật Bản và Đài Loan đã cấm Huawei trong các mạng viễn thông của mình.

Du Lam (Theo ZDN)

Chính quyền Trump phá “giấc mộng đế vương” của Huawei

Chính quyền Trump phá “giấc mộng đế vương” của Huawei

Gần 2 năm trước, Huawei đặt ra mục tiêu tham vọng: trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào năm 2020. Tuy nhiên, giấc mơ ấy khó thành.