Thông điệp trên được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh tại sự kiện đầu tiên đầu tiên trong chuỗi sự kiện diễn đàn “Thách thức công nghệ số Việt Nam” được tổ chức vào ngày 9/4.

Tìm lời giải các bài toán Việt Nam bằng công nghệ số

Diễn đàn chính là diện mạo mới của loạt sự kiện “Ngày thứ Sáu công nghệ” trong năm 2021 mang tên “Thách thức công nghệ số Việt Nam”, hướng tới mục tiêu đi tìm lời giải bằng công nghệ số cho các bài toán Việt Nam.

Công ty An Vui đã là doanh nghiệp công nghệ đầu tiên tham gia diễn đàn “Thách thức công nghệ số Việt Nam”, với nền tảng quản lý nhà xe thông minh Anvui.

Giải pháp quản lý nhà xe thông minh Anvui là nền tảng công nghệ với mục tiêu góp phần số hóa ngành vận tải hành khách đường dài, giúp các doanh nghiệp vận tải hành khách chuyển đổi số, quản trị khoa học, tối ưu hóa giúp giảm bớt lãng phí xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải trước cuộc cách mạng công nghệ.

{keywords}
Tại sự kiện, CEO An Vui Phan Bá Mạnh đã trực tiếp trao đổi, giải đáp những vấn đề các nhà báo, người sử dụng quan tâm liên quan đến nền tảng quản lý nhà xe thông minh Anvui.

Theo CEO Công ty An Vui, ông Phan Bá Mạnh, bắt đầu được phát triển từ năm 2015, đến nay nền tảng quản lý nhà xe thông minh Anvui đã có 28 module giúp số hóa toàn bộ quy trình vận hành nhà xe. Hiện có trên 150 hãng vận tải, với khoảng 4.000 xe khách đang sử dụng nền tảng Anvui.

Nền tảng Anvui hỗ trợ các nhà xe quản lý bán vé, tài xế, khách hàng, hàng hóa, xăng dầu và tài chính cũng như xây dựng thương hiệu, được cung cấp tổng đài AI, hệ thống định vị GPS, vé và hợp đồng điện tử. Nhờ đó, các nhà xe tiết kiệm được 30% chi phí nhân lực, 60% chi phí giao tiếp và tăng 30% doanh thu bán vé.

Điểm đặc biệt là ngay tại sự kiện, CEO Phan Bá Mạnh đã trực tiếp trao đổi, giải đáp những vấn đề các nhà báo, người sử dụng quan tâm liên quan đến nền tảng quản lý nhà xe thông minh An Vui như: Định hướng phát triển nền tảng Anvui? Làm sao để An Vui cạnh tranh với các giải pháp khác? Khâu bảo mật thông tin của khách hàng, dữ liệu kinh doanh của nhà xe được An Vui đảm bảo thế nào? An Vui đã làm thế nào thuyết phục các chủ nhà xe sử dụng giải pháp của mình để chuyển đổi số? Chi phí sử dụng nền tảng mà các nhà xe đang trả để dùng nền tảng Anvui?...

{keywords}
Mọi người tham dự sự kiện được tham gia bình chọn, đánh giá nền tảng công nghệ số Bộ TT&TT giới thiệu.

Ngay sau phiên tranh biện, các bên tham gia sự kiện đã bình chọn công khai cho giải pháp quản lý nhà xe thông minh Anvui, với khoảng 70% bình chọn đây là một giải pháp hữu ích.

Khác với phiên bản cũ của “Ngày thứ Sáu công nghệ” trong năm 2020, lễ ra mắt giải pháp An Vui hoàn toàn không phải để phô diễn về công nghệ mà là sự trình bày một lời giải cho một vấn đề từ góc nhìn của một doanh nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định: “Sự tương tác với các quan điểm phản biện đa chiều từ khán giả, từ báo chí truyền thông sẽ là la bàn định hướng cho những giải pháp công nghệ tìm đến được đúng, được trúng nỗi đau vẫn đang hiện hữu trong xã hội”.

Chia sẻ thêm về đổi mới của “Ngày Thứ Sáu công nghệ”, Thứ trưởng cho hay, như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã từng nhận định: Không như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, sự thành công của chuyển đổi số ngày nay không còn chỉ phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ, hay những người làm chủ công nghệ mà là chính là ở người dùng, những người ứng dụng công nghệ - những người đầu tiên sẽ nhìn thấy vấn đề, nỗi đau thực sự của xã hội, của cuộc sống. Nhận định này chính cơ sở để xây dựng một cách làm mới cho các lễ ra mắt nền tảng của năm 2021.

Doanh nghiệp cần đồng cảm để tìm đúng nỗi đau của xã hội

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng cho biết, năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia. Năm 2021 sẽ là năm hành động, hành động mạnh hơn để chuyển đổi số quốc gia.

Nếu như năm 2020 là năm đưa chuyển đổi số ra ánh sáng, biến chuyển đổi số thành một khái niệm phổ biến của toàn dân, thì năm 2021 sẽ là năm để chuyển đổi số chủ động đi tìm những nỗi đau, những vấn đề của xã hội để giải. 

Đây cũng sẽ chính là tinh thần, kim chỉ nam của chuyển đổi năm trong năm 2021 - và được cụ thể hoá rõ nhất bằng chủ đề của diễn đàn: Thách thức công nghệ số Việt Nam.

{keywords}
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, với Chính phủ, doanh nghiệp, đôi khi cách dễ nhất để tìm ra nỗi đau đúng chỉ nằm ở 2 chữ “đồng cảm".

Thực tiễn triển khai chuyển đổi số trong năm 2020 cho thấy “tìm ra đúng vấn đề của xã hội” thường sẽ khó khăn, thách thức hơn là giải vấn đề đó bằng công nghệ. Trong kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0, mọi vấn đề đều có lời giải bằng công nghệ số. Tìm được vấn đề đúng sẽ dẫn đến những lời giải đúng. Xác định được vấn đề đúng đồng nghĩa với việc đã giải được đến 70-80% vấn đề đó. Vì thế, đây là việc quan trọng hơn và cần được ưu tiên hơn.

“Với tinh thần đó, trong năm 2021, không chỉ Diễn đàn thách thức công nghệ số mà nhiều sự kiện khác của Bộ TT&TT về chuyển đổi số sẽ lấy phương châm đi tìm và giải quyết thách thức làm mực tiêu hàng đầu!”, Thứ trưởng cho biết.

Thứ trưởng cũng chỉ rõ, tìm ra nỗi đau đúng của xã hội như đã nói ở trên, thường là việc không dễ dàng. Đối với Chính phủ, doanh nghiệp, đôi khi cách dễ nhất để tìm ra nỗi đau đúng chỉ nằm ở 2 chữ “đồng cảm”. Đồng cảm là nhìn thấy nỗi đau của chính bản thân, của gia đình mình từ nỗi đau của người khác, đồng cảm là thấy nỗi đau của cả xã hội từ nỗi đau của một số cá nhân yếu thế, đồng cảm để đi giải những nỗi đau của người khác, của xã hội như giải chính nỗi đau của mình.

Vân Anh

Thách thức công nghệ số Make in Vietnam

Thách thức công nghệ số Make in Vietnam

Chương trình giới thiệu các nền tảng số Make in Vietnam phục vụ chuyển đổi số quốc gia trong “Ngày thứ Sáu công nghệ” đã được làm mới với tên gọi “Diễn đàn thách thức công nghệ số Việt Nam”. Số đầu tiên sẽ diễn ra ngày 9/4.