Elon Musk gần đây đã chọn một hòn đảo ở Papua, Indonesia làm bệ phóng tiềm năng cho chương trình SpaceX, nhưng cư dân địa phương không hoan nghênh kế hoạch này. Họ tin rằng việc biến hòn đảo thành cảng vũ trụ sẽ phá hủy môi trường sinh thái, khiến những người dân nơi đây “có nhà mà không thể về”.

{keywords}

Tháng 12/2020, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cho phép Elon Musk sử dụng các phần của đảo Biak ở tỉnh Papua. Sau khi tham vấn với chính quyền tỉnh Papua và cộng đồng địa phương, các bên đang phát triển cảng vũ trụ theo kế hoạch. Theo đó, Biak sẽ trở thành một “đảo không gian”, được kỳ vọng “mang lại tác động kinh tế tích cực” cho người dân bản địa.

Bệ phóng thúc đẩy sự phát triển?

“Chính quyền tỉnh Papua tin rằng việc xây dựng Cảng vũ trụ Biak sẽ tạo điều kiện cho Biak Numfor trở thành một trung tâm và có tác động kinh tế tích cực đối với chính quyền cũng như cộng đồng địa phương. Quốc hội Indonesia cũng tin tưởng rằng việc xây dựng đảo Biak thành một hòn đảo không gian sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho khu vực xung quanh”, Người phát ngôn của chính phủ Indonesia nói.

Chính phủ Indonesia cho biết với việc xây dựng kế hoạch cảng vũ trụ, Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Indonesia (LAPAN) sẽ tiếp tục tiến hành những cuộc tham vấn chặt chẽ với cộng đồng địa phương.

Bờ biển phía đông của đảo Biak hướng ra Thái Bình Dương, nằm trên vĩ độ 1 độ nam, là nơi lý tưởng để phóng vệ tinh liên lạc vào quỹ đạo thấp bởi có thể tiết kiệm lượng lớn nhiên liệu. Ngoài ra, đảo Biak gần khu vực sản xuất tài nguyên thiên nhiên cũng tạo điều kiện thuận lợi để trở thành lựa chọn ưu tiên cho các nhà đầu tư.

Elon Musk có kế hoạch phóng 12.000 vệ tinh vào năm 2026 tạo thành mạng Starlink nhằm cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao và giá rẻ. Ngoài ra, phần phía tây của New Guinea, nơi có tỉnh Papua, rất giàu tài nguyên thiên nhiên như đồng và niken, đó là 2 kim loại quan trọng nhất được dùng để chế tạo pin xe điện của Tesla cũng như tên lửa vệ tinh.

Đối với chính phủ Indonesia, tầm nhìn của Tổng thống Joko Widodo hiện tại tạo mọi điều kiện để Elon Musk đến Indonesia, một mặt nhằm tăng doanh số bán các sản phẩm niken, mặt khác thúc đẩy đất nước vạn đảo này trở thành nhà sản xuất xe điện lớn thứ 2 ở Đông Nam Á. Nếu kế hoạch thành công, Tesla và SpaceX sẽ tăng tốc phát triển tài nguyên ở Papua và Tây Papua.

Vào tháng 7 năm ngoái, Musk nói với các quan chức Indonesia “nếu niken có thể được khai thác hiệu quả theo cách nhạy cảm với môi trường”, Tesla sẽ đưa ra “một hợp đồng dài hạn có giá trị lớn”.

Phong trào chia cắt Papua đã diễn ra trong nhiều thập kỷ

Tuy nhiên, những người Papuans trên đảo Biak phản đối mạnh mẽ kế hoạch này, họ tin rằng việc xây dựng một bệ phóng không gian sẽ làm tăng cường các hoạt động phá rừng, đồng thời gia tăng lực lượng vũ trang Indonesia đóng trên đảo và đe dọa tương lai của người dân bản địa.

Thủ lĩnh bộ lạc của hòn đảo, Manfun Sroyer thậm chí còn lo lắng kế hoạch của Elon Musk sẽ ngăn những người dân trên đảo ở lại nhà của họ. “Sân bay vũ trụ này sẽ khiến chúng tôi mất đi bãi săn truyền thống và phá hủy môi trường tự nhiên để sinh tồn. Nhưng phản đối, chúng tôi có thể sẽ bị bắt". Điều đáng nói là tại tỉnh Papua, nơi có đảo Biak, phong trào đòi ly khai đã diễn ra hàng chục năm nay.

Về mặt dân tộc và văn hóa, người Papuans tương tự như các dân tộc bản địa của Papua New Guinea, quần đảo Solomon, Fiji, cũng như các quốc gia khác và thuộc về người Melanesia. Tín ngưỡng chính trong khu vực địa phương cũng là Cơ đốc giáo, khác với Hồi giáo, mà hầu hết người dân Indonesia đều tin.

Phần phía tây của đảo New Guinea, nơi có các tỉnh Papua và Tây Papua thuộc Indonesia, được gọi là New Guinea (Hà Lan chiếm đóng trong thời kỳ thuộc địa) và tuyên bố độc lập vào năm 1961. Tuy nhiên, Indonesia, quốc gia chính thức độc lập vào đầu năm 1950, đã ngay lập tức gửi quân đến đó. Tháng 5 năm 1963, Liên hợp quốc cuối cùng đã thông qua nghị quyết bàn giao chủ quyền phần phía tây của New Guinea cho Indonesia.

Sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi, phần phía tây của New Guinea chính thức được sáp nhập vào lãnh thổ của Indonesia vào năm 1969. Người dân Papuans từ lâu đã phản đối sự cai trị của Indonesia và nỗ lực giành độc lập. Vì lý do này, xung đột vũ trang đã nổ ra với chính phủ Indonesia.

Người sống sót sau cuộc xung đột Tineke Rumkabu cho biết, bà muốn nhắn gửi Elon Musk rằng đảo Biak không hoan nghênh kế hoạch bệ phóng của vị tỷ phú, "Là một người Nam Phi (Elon Musk sinh ra ở Nam Phi), ông hẳn phải biết về phân biệt chủng tộc và những gì chính quyền Nam Phi đã làm với người da đen trước đó. Nếu ông đưa ngành công nghiệp đến đây, điều này đồng nghĩa với việc trực tiếp tài trợ cho chính phủ Indonesia kiểm soát người Papuans”.

Thủ lĩnh lưu vong Benny Wenda của Phong trào Thống nhất Giải phóng Tây Papua (ULMWP) nói với Guardian: "Biak là một hòn đảo nhỏ. Ai đó đang phá hủy hệ sinh thái và đe dọa sự tồn vong của người dân trên đảo. Họ chỉ muốn sống đơn giản và đừng để thảm họa ập đến hòn đảo này". Ngoài Elon Musk, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) từng có kế hoạch thành lập một bãi phóng tên lửa lớn trên đảo Biak vào năm 2024.

Phong Vũ

Elon Musk bị điều tra vì cáo buộc thao túng tiền điện tử

Elon Musk bị điều tra vì cáo buộc thao túng tiền điện tử

Trước đó vào năm 2018, Elon Musk từng mất chức chủ tịch Tesla và phải đóng khoản phạt lên tới 40 triệu USD sau khi SEC vào cuộc điều tra nghi vấn thao túng thị trường chứng khoán.