{keywords}
 

Theo Cơ quan Quản lý viễn thông Pakistan (PTA), lệnh cấm được đưa ra sau khi họ nhận được khiếu nại từ nhiều bộ phận người dân khác nhau vì nội dung vô đạo đức và thiếu đứng đắn trên ứng dụng chia sẻ video. TikTok cho biết, thường xuyên liên hệ với PTA và sẽ tiếp tục cộng tác để đi đến kết luận thỏa mãn hai bên, giúp công ty có thể hoạt động trở lại tại đây.

TikTok, công ty của ByteDance, nhanh chóng trở nên phổ biến bằng cách khuyến khích người dùng trẻ đăng video ngắn. Tuy nhiên, một số nước đã lên tiếng lo ngại vì quan hệ của TikTok với Trung Quốc.

Tháng 6, TikTok bị cấm tại Ấn Độ - thị trường lớn nhất tính theo người dùng - vì nguy cơ an ninh quốc gia trong giai đoạn nước này đang tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra, TikTok còn có nguy cơ bị chặn tại Mỹ và vài nước khác như Australia. TikTok phủ nhận mối liên quan với Trung Quốc gây rủi ro đến bảo mật và quyền riêng tư người dùng.

Người phát ngôn PTA cho biết TikTok hiện có 20 triệu người dùng hàng tháng tại Pakistan và là ứng dụng được tải nhiều thứ ba sau WhatsApp, Facebook trong 12 tháng qua. Một quan chức PTA tiết lộ với Reuters rằng, cảnh báo cuối cùng được gửi tới TikTok vào tháng 7. PTA liên tục yêu cầu TikTok bổ sung cơ chế chặn nội dung thiếu đứng đắn và vô đạo đức một cách hiệu quả. Tháng trước, năm ứng dụng hẹn hò, bao gồm Tinder và Grindr, cũng bị PTA ban hành lệnh cấm.

Du Lam (Theo Reuters)

Vụ TikTok sẽ được xử 1 ngày sau bầu cử Tổng thống Mỹ

Vụ TikTok sẽ được xử 1 ngày sau bầu cử Tổng thống Mỹ

Nếu không có gì thay đổi, TikTok sẽ bị cấm giao dịch mua bán ở Mỹ từ ngày 12/11. Dù vậy, ByteDance, công ty sở hữu TikTok đang đàm phán để thành lập công ty mới đủ điều kiện. Vì thế, họ yêu cầu tòa án hoãn lệnh cấm.