{keywords}
QR Code được ứng dụng khá rộng rãi ở nước ngoài

Được kỹ sư người Nhật phát minh ra vào năm 1994, QR Code ban đầu được ứng dụng trong ngành sản xuất lắp ráp ô tô, mục đích để kiểm tra xuất xứ hàng hóa mà vẫn đảm bảo tính bảo mật đồng thời tiết kiệm thời gian. Về sau, QR Code bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, mà chủ yếu liên quan đến di động.

Thực tế, QR Code từng được dự đoán sẽ ‘chết yểu’ vào đầu thập niên 2000. Khi đó nó có rất ít tính ứng dụng trong đời sống vì cần một thiết bị quét mã vạch chuyên dụng để sử dụng. Khoảng đầu thập niên 2010 khi công nghệ theo kịp và các nhà sản xuất bắt đầu chú ý tới, QR Code dần được ứng dụng nhiều hơn với bước ngoặt là việc smartphone trang bị camera có khả năng đọc mã vạch.

Đến nay, với 2,71 tỷ người dùng smartphone trên hành tinh, ứng dụng của QR Code trên toàn thế giới là vô cùng rộng lớn, đến mức ăn xin hay cúng dường ở Trung Quốc cũng dùng QR Code. Đó là một thị trường được dự báo đến năm 2022 có 5,3 tỷ phiếu giảm giá được quét bằng QR Code với 1 tỷ điện thoại thông minh sử dụng tính năng này, theo báo cáo của Juniper Research.

{keywords}
Mã QR đã được ứng dụng ở Việt Nam từ năm 2014

Tại Việt Nam, ứng dụng QR Code được biết đến một cách khá rộng rãi nhờ sự chuyển dịch của dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (mobile money) do Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước xúc tiến triển khai trong những năm gần đây. 

Phổ biến nhất chính là thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng, nhà hàng được triển khai bởi VNPay. Phương thức này đã có mặt trên 32 ứng dụng ngân hàng, 8 ví điện tử với hơn 10.000 điểm chấp nhận thanh toán.

Tuy nhiên, ứng dụng sớm nhất của QR Code đã có từ năm 2014, khi tất cả các thẻ BHYT được in mã vạch để đọc thông tin của người được bảo hiểm. Tất nhiên, chỉ cơ sở y tế có thiết bị khớp khóa xác thực (authentication token) mới đọc được mã QR này. Đây chính là lý do vì sao QR code vừa có tính bảo mật lại có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

{keywords}
Gần đây, QR Code bắt đầu được ứng dụng phổ biến nhờ sự bùng nổ của mobile money không dùng tiền mặt, không cần quẹt thẻ hay nhập mã.

Trong lĩnh vực xuất bản, NXB Trẻ là cái tên đi tiên phong trong việc sử dụng QR Code để tăng tính tương tác với độc giả. Nhờ đó, các đầu sách của NXB Trẻ được đánh giá là độc đáo, sáng tạo, có tính khác biệt so với các loại sách của nhà xuất bản khác.

Ngoài ra, QR Code còn được ứng dụng để kích hoạt bảo hành điện tử trên các thiết bị thông minh. Nếu được triển khai rộng rãi, QR Code sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí, dễ dàng thu thập thông tin khách hàng mà việc kích hoạt bảo hành cũng diễn ra nhanh chóng, chính xác, không lo hỏng rách giấy tờ hay thông tin bị ghi sai lệch. 

Hồi tháng 10 vừa qua, QR Code còn được TP.HCM sử dụng gắn ở bảng tên trên một số tuyến đường trung tâm, giúp người dân và du khách có thể tra cứu nhân vật hay sự kiện lịch sử gắn với tên đường đó. Cùng thời điểm, Hà Nội cũng gắn QR Code vào các danh lam thắng cảnh như Hoàng thành Thăng Long, đền Voi Phục, đền Quán Thánh, Cột cờ Hà Nội, chùa Một Cột để du khách tiện tra cứu.

Phương Nguyễn

Nở rộ các dịch vụ thanh toán QR Code tại quầy

Nở rộ các dịch vụ thanh toán QR Code tại quầy

Thanh toán QR Code đang được dùng ngày càng nhiều hơn do tính tiện ích, bảo mật và chương trình khuyến mại của các nền tảng cung cấp dịch vụ.