{keywords}
 

Quốc hội Mỹ khóa 116 có nhiệm kỳ từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020. Theo phân tích của tổ chức Pew Research Center, các thành viên khóa 116 đăng hơn 2,2 triệu bài viết lên Twitter và Facebook, vượt trội so với hai nhiệm kỳ trước. Trung tâm bắt đầu thu thập dữ liệu về lượng sử dụng mạng xã hội từ khóa 114 (năm 2015). Số bài viết của khóa 116 nhiều hơn 738.000 so với khóa 114.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi các nền tảng mạng xã hội như Twitter và Facebook thay đổi. Đảng Dân chủ tranh luận các công ty này quá lớn, nắm trong tay quá nhiều quyền lực nhưng lại ít bị giám sát, cáo buộc các nền tảng tạo điều kiện cho nội dung cực đoan. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa vài năm gần đây khẳng định mạng xã hội hạn chế tự do ngôn luận thông qua kiểm duyệt nền tảng, đặc biệt sau khi Twitter quyết định cấm vĩnh viễn tài khoản Tổng thống Donald Trump và các chính trị gia khác do vi phạm quy định.

Theo nghiên cứu của Pew, các thành viên Quốc hội khóa 116 đăng Twitter nhiều gấp đôi Facebook. Tổng cộng, các bài viết nhận được hơn 2 tỷ lượt yêu thích hay tương tác khác, tăng từ 356 triệu của khóa 114. Số lượt chia sẻ, đăng lại (retweet) cũng tăng từ 110 triệu lên 500 triệu trong cùng kỳ.

Cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ Bernie Sanders có nhiều người theo dõi nhất với tổng cộng hơn 21,7 triệu người theo dõi trên Twitter và Facebook vào cuối năm 2020. Phân tích của Pew cho thấy trong khóa 116, Đảng Dân chủ chiếm tỉ lệ lớn trong danh sách “triệu theo dõi” trên mạng xã hội.

Giáo sư Vincent Raynauld đến từ Cao đẳng Emerson (Boston), người chuyên nghiên cứu về tác động của mạng xã hội với chính trị, nhận xét xu hướng này không hề bất ngờ. Các thành viên Quốc hội cũng như chính trị gia khác đã sử dụng mạng xã hội là phương tiện chính để tiếp cận cử tri của mình.

Mạng xã hội mang đến cho chính trị gia cơ hội kết nối với khán giả mà không cần qua các kênh truyền thông truyền thống. Nó còn cho phép họ phổ biến các luận điểm riêng mà không cần “nói giảm nói tránh” như trên báo chí, truyền hình.

Bên cạnh Twitter, Facebook, chính trị gia còn chuyển sang các nền tảng khác trong vài tháng gần đây để tiếp cận khán giả trẻ. Chẳng hạn, nghị sỹ Đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez phát sóng trực tiếp trên nền tảng game Twitch, còn số khác lại chọn TikTok, nền tảng gây tranh cãi suốt năm 2020.

Theo Giáo sư Raynauld, chính trị gia và nhân viên “sành” công nghệ sử dụng các nền tảng phục vụ mục đích khác nhau. Ví dụ, Twitter và Facebook phù hợp để đăng bài về chính trị, tin tức chung, chính sách còn Instagram và TikTok dùng để xây dựng hình ảnh với công chúng, cho thấy khía cạnh “người” hơn của người làm chính trị.

Du Lam (Theo BI)

Ba ý tưởng đối phó thuật toán mạng xã hội

Ba ý tưởng đối phó thuật toán mạng xã hội

Thuật toán của các mạng xã hội quyết định cách chúng ta nhìn thế giới. Làm thế nào để chống lại chúng?