Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia được thành lập từ tháng 6/2021 với các thành viên nòng cốt ban đầu là những chuyên gia ở 2 lĩnh vực Y tế, TT&TT và các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam thông qua cơ cấu làm việc linh hoạt. Chỉ sau 2 tháng, Trung tâm đã thu hút sự chung tay của gần 20 doanh nghiệp công nghệ số, hàng nghìn cán bộ, chuyên gia công nghệ và lập trình viên trong, ngoài nước. 

Với tinh thần mang công nghệ hỗ trợ ngành y, Trung tâm công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia đã phát triển và cung cấp các nền tảng công nghệ dùng chung, áp dụng thống nhất trên toàn quốc, đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ y tế trong phòng, chống dịch. Đây là các nền tảng dùng chung nên có thể triển khai nhanh trên toàn quốc. Dịch bệnh là toàn quốc, và chỉ có sử dụng nền tảng dùng chung, dữ liệu dùng chung mới giúp lực lượng y tế phản ứng nhanh, chính xác với các diễn biến của dịch.    

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng giới thiệu các nền tảng công nghệ dùng chung trong phòng, chống Covid-19. (Ảnh: Anh Dũng)

Tại lễ ra mắt, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã trực tiếp giới thiệu các nền tảng công nghệ đã được triển khai ứng dụng và phát huy hiệu quả trong thực tế chống dịch như: Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm, Nền tảng hỗ trợ truy vết; Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19… 

Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, các địa phương cũng đang thành lập Tổ công nghệ để tư vấn trực tiếp cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 triển khai các nền tảng công nghệ. Đến nay, đã có 50% địa phương có Tổ công nghệ Covid-19, với nòng cốt là lực lượng Sở TT&TT, Sở Y tế. “Cùng với Trung tâm công nghệ ở Trung ương sẽ hình thành nên mạng lưới triển khai công nghệ phòng, chống dịch xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương”, Thứ trưởng nói. 

{keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Anh Dũng)

Tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu: “Covid làm cho chúng ta nhận ra những tiềm năng vô hạn, những năng lượng lớn lao chưa được khai thác. Chuyện 10 năm có thể làm 1 năm, một tháng, cũng có thể 1 ngày. Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid quốc gia cũng là một câu chuyện như vậy”

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong vòng chưa đầy 2 tháng, gần 1.500 tỷ thiết bị phần cứng được các doanh nghiệp tập trung về cho Trung tâm, gần 1.000 người làm việc miễn phí cho Trung tâm. 18 doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam cung cấp hạ tầng và phát triển các nền tảng số chống dịch, 18 nền tảng số đã đưa vào khai thác, phục vụ cho tất cả các khâu chống dịch, từ sổ sức khỏe điện tử, tới nhập cảnh, tới khai báo y tế, truy vết, cách ly, xét nghiệm, tiêm chủng, giám sát giãn cách xã hội, tư vấn hỗ trợ người bệnh, hỗ trợ người dân gặp khó khăn, cơ sở dữ liệu về người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm vắc xin, cơ sở dữ liệu về những người vô gia cư, không giấy tùy thân cần trợ giúp,...  

“Các nền tảng số dùng chung toàn quốc sẽ biến Việt Nam thành một cơ thể thống nhất, chỉ như vậy mới có thể kiểm soát được tình hình trên diện rộng toàn quốc, mới có thể phản ứng nhanh, linh hoạt, hành động thống nhất và triệt để, và vì vậy mà có sức chống chịu cao”, Bộ trưởng nói. Mỗi ngày Trung tâm đang phục vụ 20 triệu người và tiến tới khi tất cả các tỉnh dùng thì sẽ là 100 triệu người. 

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính dùng thử một nền tảng công nghệ. (Ảnh: Anh Dũng)

Sau khi trực tiếp tham gia trải nghiệm và sử dụng một số nền tảng trong bộ giải pháp công nghệ do Trung tâm điều hành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đánh giá cao nỗ lực của Trung tâm khi đã triển khai được các nền tảng công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch.

Thủ tướng cũng đề nghị, Trung tâm tiếp tục cố gắng hoàn thiện các giải pháp để tham gia và đóng góp hơn nữa vào phòng chống dịch. “Do dịch Covid-19 là chưa có tiền lệ nên phải bổ sung và hoàn thiện dần, không cầu toàn, không nóng vội và sử dụng cho thật tốt”

Duy Vũ

Ảnh: Lê Anh Dũng

Kết nối nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa tới 100% huyện

Kết nối nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa tới 100% huyện

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Hệ thống khám chữa bệnh từ xa được kết nối 100% đến tuyến huyện sẽ góp phần cứu sống thêm nhiều bệnh nhân, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên khi năng lực cho đội ngũ y tế tuyến cơ sở được nâng cao.