Quy mô thị trường giải pháp quản lý tổng thể cho SME là hơn 500 triệu USD mỗi năm

Theo Tổng cục Thống kê, trong số hơn 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay, có đến hơn 98% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp siêu nhỏ. Năm 2020, mục tiêu của Chính phủ là sẽ có khoảng 1 triệu doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp này đều có nhu cầu tìm kiếm một giải pháp quản lý tổng thể từ nhân sự, dòng tiền, hàng hoá, tài chính cho đến văn hoá doanh nghiệp. Nhưng hiện nay trên thị trường không có nhiều các giải pháp đáp ứng được nhu cầu tất cả trong một (all in one) của doanh nghiệp. Đa phần, các doanh nghiệp đang sử dụng những giải pháp riêng lẻ như quản lý nhân sự riêng, quản lý khách hàng, quản lý công việc, quản lý văn hoá nội bộ... Điều này dẫn đến việc tốn kém chi phí, không tạo môi trường làm việc trực tuyến và nhất là không đồng bộ trong dữ liệu của doanh nghiệp.

Đánh giá về tiềm năng thị trường, ông Lê Việt Thắng, founder 1Office cho biết, nếu tính trung bình chi phí mỗi khách hàng SME mà đơn vị này đang cung cấp khoảng 1.000 USD mỗi năm, tiềm năng của thị trường mà đơn vị này đang cung cấp rơi vào khoảng 500 - 600 triệu đô/mỗi năm. “Chưa kể đến, các doanh nghiệp SME cũng đang khát khao tìm kiếm một giải pháp tổng thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu của họ với chi phí hợp lý, dễ dàng sử dụng, nâng cấp”, ông Thắng nói.

Ông Lê Việt Thắng, founder 1Office cho biết, giải pháp quản lý  tổng thể doanh nghiệp của đơn vị này đang có hơn 1.000 khách hàng, 40.000 người sử dụng với những tên tuổi lớn như MediaMart, Phong Vũ, F88, Cộng Cà Phê, Tocotoco,...

Theo ông Thắng, hiện thị trường đang có 2 loại giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp. Đầu tiên, giải pháp ERP truyền thống do các công ty lớn trên thị trường cung cấp như CMC, FPT, Tinhvan, SAP… “may đo” cho phù hợp với từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cho giải pháp này kiểu như “dùng dao mổ trâu chặt gà” đối với doanh nghiệp SME, vừa bất khả kháng về chi phí vừa lãng phí vì không dùng hết tính năng mà rất dễ thất bại khi thực hiện. “Bởi vì, để triển khai ERP cần sự sẵn sàng của doanh nghiệp bời vì nó là một kế hoạch tổng thể đòi hỏi sự phù hợp, chi phí, thời gian triển khai và tính linh động trong việc thay đổi”, ông Thắng khẳng định. 

Giải pháp thứ 2, đó là sử dụng phần mềm “may sẵn” được xây dựng trên điện toán đám mây (cloud on demand). Hiện tại trên thị trường đang có các giải pháp của nước ngoài như Zoho, Bitrix hay của Việt Nam như 1Office, AMIS (Misa)... Trong đó, các sản phẩm nước ngoài đang có giá thành cao hơn sản phẩm nội. Ví dụ Zoho, một trong những công ty cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp hàng đầu thế giới, với một doanh nghiệp có 20 - 50 nhân viên, chi phí phải trả sẽ khoảng 22 - 55 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, phần lớn phần mềm quản lý ngoại chỉ hỗ trợ tiếng Anh cũng như giao diện người dùng không thân thiện với người dùng Việt gây nên nhiều bất cập trong quá trình sử dụng.

Ông Thắng cho rằng, giải pháp thứ 2 đang được nhiều doanh nghiệp SME ưu tiên sử dụng. Bởi vì, ưu điểm lớn nhất của giải pháp này là dù có nhiều tính năng nhưng lại giá thành rẻ hơn do được tối ưu cho nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng. Như với 1Office, đang có khoảng 1.000 khách hàng với hơn 40.000 người sử dụng đã tìm đến và trung thành với nền tảng này vì có thể tiết kiệm thời gian làm việc của bộ phận hành chính nhân sự, giảm tải chi phí in ấn, thời gian họp hành, thời gian trình ký số liệu.

1Office sẽ số hóa toàn bộ hồ sơ, giấy tờ cho doanh nghiệp, đơn từ, các thông tin liên quan đến tiến độ dự án; đồng thời, hệ thống, cung cấp số liệu thống kê rõ ràng, hỗ trợ người sử dụng đưa ra những quyết định liên quan đến tài chính.

Ngoài ra, phần mềm này cung cấp những tính năng liên quan khác như lên lịch họp, gửi danh bạ, gửi tin nhắn SMS, thông báo sự kiện mới, chat nhóm, trò chuyện…

1Office sẽ số hóa toàn bộ hồ sơ, giấy tờ và đưa ra các thông tin liên quan đến tiến độ dự án; đồng thời, hệ thống, cung cấp số liệu thống kê rõ ràng, hỗ trợ người sử dụng đưa ra những quyết định liên quan đến tài chính.

Giúp tiết kiệm thời gian làm việc mỗi nhân viên, giảm chi phí cho doanh nghiệp

Với 1Office, thay vì sử dụng nhiều giải pháp chồng chéo, riêng lẻ, tốn kém để quản lý cho từng công việc, doanh nghiệp giờ hoàn toàn có thể đưa từ nhân sự, khách hàng, kinh doanh, truyền thông thành một khối thống nhất. Đơn giản, bảo mật và tốc độ, doanh nghiệp sẽ không còn phải quan ngại những những vấn đề như sự ngại thay đổi của nhân viên, tổn thương công ty do kỹ thuật số mang lại,...

Hơn 1.000 khách hàng, 40.000 người sử dụng với những tên tuổi lớn như MediaMart, Phong Vũ, F88, Cộng Cà Phê, Tocotoco,... đã tin tưởng, đồng hành cùng 1Office và đột phá trong quản lý. Ông Thắng cho biết nhiều khách hàng phản hồi rằng họ vô cùng hài lòng về sự tùy biến cao của 1Office, đặc biệt là về tính năng tự động chấm công, cài đặt hàm excel trên hệ thống, từ đó xây dựng bảng tính lương. Đây là tính năng chỉ có duy nhất tại 1Office, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

1Office giúp mỗi nhân viên tiết kiệm được 15 phút để báo cáo công việc, hàng tháng giúp hành chính nhân sự tiết kiệm được 3 ngày chấm công, tính lương.

Kết quả cho thấy, hàng ngày mỗi nhân viên tiết kiệm được 15 phút để báo cáo công việc, hàng tháng giúp hành chính nhân sự tiết kiệm được 3 ngày chấm công, tính lương. 

Về kế hoạch trong thời gian tới, ông Thắng khẳng định, 1Office đang có doanh thu khoảng 2 tỷ mỗi tháng. Cuối năm 2019, 1Office sẽ bùng nổ gấp 5 lần so với năm 2018, với doanh thu 1 triệu USD.

Cùng với đó, 1Office đang trong lộ trình “chào sân” những thị trường tương đồng về văn hóa, trình độ với Việt Nam là Myanmar, Campuchia, Philippines; đồng thời mở Công ty Workway Global tại Singapore để tấn công vào thị trường này.