{keywords}

Chất lượng Internet của Việt Nam được nâng cao

Speedtest vừa công bố chất lượng Internet Việt Nam trong quý 4/2021. Theo kết quả này, mạng Internet cố định của VinaPhone có tốc độ nhanh nhất là là 75,49 Mbps, thứ hai là Viettel là 73,38 Mbps và thứ 3 là FPT là 71,10 Mbps.

Xếp hạng trên chỉ số toàn cầu của Speedtest dựa trên tốc độ tải xuống trung bình để phản ánh tốt nhất tốc độ mà người dùng có thể đạt được khi sử dụng dịch vụ. Theo kết quả này, TP.HCM cho thấy tốc độ tải xuống trung bình nhanh nhất qua băng thông rộng cố định trong số các thành phố đông dân nhất của Việt Nam trong quý 4/2021 là 75,10 Mbps. Độ trễ trung bình cho các nhà cung cấp băng rộng cố định hàng đầu tại Việt Nam trong quý 4/2021, FPT Telecom và VinaPhone có độ trễ thấp nhất là 4 ms.

Kết quả này của Speedtest cho thấy chất lượng Internet của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể so với năm 2020 và cũng tương tự như kết quả chất lượng Internert mà Bộ TT&TT công bố.

Theo con số của Bộ TT&TT tốc độ trung bình của thuê bao truy nhập Internet băng rộng của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, nếu như năm 2018 tốc độ trung bình của thuê bao Internet băng rộng cố định là 27,1 Mbps thì đến hết năm 2021 con số này là 78,3 Mbps. Năm 2018 tốc độ ttrung bình của thuê bao truy nhập Internet băng rộng di động là 21,6 Mbps thì đến cuối năm 2021 con số này là 43,3 Mbps.

Đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cũng khẳng định, theo kết quả đo kiểm chất lượng Internet Việt Nam qua ứng dụng i-Speed (ứng dụng giúp người dân chủ động đo và đánh giá tốc độ truy cập Internet đang sử dụng) cho thấy tốc độ Internet của Việt Nam cũng tăng lên đáng kể trong thời gian vừa qua.

{keywords}

Học trực tuyến, đứt cáp biển có ảnh hưởng đến Internet Việt Nam?

Các nhà mạng lớn như VNPT, Viettel, FPT, CMC đều khẳng định, các nhà mạng đã đầu tư rất mạnh vào hạ tầng truyền dẫn trong nước và quốc tế để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. 

Tuy nhiên, nhiều khách hàng đặt câu hỏi khi các tuyến cáp quang biển gặp sự cố và việc hàng triệu học sinh học trực tuyến liệu chất lượng dịch vụ Inernet có được các nhà mạng đảm bảo.

Hiện nay, các ứng dụng học trực tuyến phổ biến tại Việt Nam chủ yếu đến từ các nhà cung cấp quốc tế với khoảng 90% thị phần. Đa phần không sử dụng máy chủ trong nước, đơn cử một ứng dụng họp, học trực tuyến phổ biến đang được rất nhiều người ở Việt Nam tin dùng lại có máy chủ ở nước ngoài.

Theo Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, đa số thuê bao cáp quang (FTTH) trong nước có băng thông 30-50 Mbps. Băng thông thực tế hiện nay là 60-100 Mbps, do được nhân 2 lần trong giai đoạn dịch theo cam kết của các nhà mạng. Với mạng băng rộng di động, tốc độ trung bình tải xuống/tải lên đang là 42/20 Mbps. Các chỉ số này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu học tập trên Zoom.

Cục Viễn thông cho biết, mỗi hộ gia đình sử dụng FTTH có thể dùng đến 8 kết nối Zoom đồng thời có thể xem video streaming trên các nền tảng như YouTube, Netflix. Trong khi đó, các cá nhân dùng băng rộng di động cũng đáp ứng tốt cho ít nhất 5 đường kết nối Zoom. Với băng thông của các mạng băng rộng thì phần kết nối truy nhập và kết nối trong nước chắc chắn thông suốt, không gặp khó khăn, tắc nghẽn.

Tuy nhiên, hiện nay, Zoom không có máy chủ ở Việt Nam. Trung tâm dữ liệu của Zoom gần Việt Nam nhất là ở Singapore, Hongkong, Trung Quốc Đại lục. Tuy nhiên, sự số 2 tuyến cáp biển AAG (từ 22/10/2021) và APG (từ 5/12/2021) đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng đường truyền Internet tại Việt Nam thời gian qua. Người dùng thường xuyên gặp phải tình trạng chậm kết nối, nghẽn mạng, thậm chí không truy cập được đối với những website có máy chủ đặt ở nước ngoài, vào những khung giờ cao điểm. Tình trạng này diễn ra với hầu hết dịch vụ của các nhà cung cấp đường truyền Internet tại Việt Nam.

Trong thời gian qua các nhà mạng trong nước đều đang gấp rút tiến hành khắc phục sự cố và nâng cấp mạng. Việc sửa chữa các tuyến cáp quang biển gặp sự cố vẫn đang gấp rút được tiến hành, tích cực phối hợp cùng các đối tác quốc tế để xử lý sự cố nhanh nhất, đồng thời thực hiện các biện pháp tăng cường chất lượng đường truyền, đảm bảo tối ưu nhu cầu của người dùng.

Trao đổi với VNPT, đại diện nhà mạng này cho biết ngay từ đầu năm 2021 đã thực hiện nhiều hạng mục phục vụ công tác đảm bảo đường truyền truy cập cho khách hàng như việc tăng cường gần 5.000 trạm 4%, dung lượng VN2 đạt hơn 100Tbps, tăng 15.91%; truyền dẫn liên tỉnh tăng 16.56%; dung lượng kênh quốc tế: Đạt 6164 Gbps, tăng 17.5% so với  năm 2020, tương đương 921Gbps. Tốc độ download 4G tăng 32.25% so với đầu năm;  Tốc độ download trên mạng băng rộng cố định tăng 71.89%. Dự kiến trong năm 2022, VNPT sẽ tiếp tục tăng cường tỉ trọng cáp đất lên 900G (từ 4% lên 10%) ngay trong quý 2/2022 và tăng cường băng thông đến các ứng dụng dịch vụ quốc tế lớn.

Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, VNPT cũng đã có các phương án đảm bảo trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng như triển khai tăng cường trạm phát sóng di động và băng thông Internet để đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cấp hệ thống để chống nghẽn mạng theo từng khu vực và thời điểm.

Cùng với VNPT, các nhà mạng lớn khác cũng khẳng định đã tăng thêm các đường kết nối dự phòng để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng vào dịp Tết Nguyên Đán.

Phương Dung