Nhu cầu đi lại thấp trong đợt nghỉ lễ

“Các bác có khách không?”, “Các bác chạy được bao nhiêu cuốc xe rồi”, nhiều bác tài liên tục đặt câu hỏi và cập nhật trình trạng “ế khách” trên nhiều hội, nhóm riêng của các tài xế công nghệ.

Mặc dù đợt nghỉ Tết Dương lịch năm 2022 kéo dài 3 ngày nhưng lo ngại tình trạng lây lan dịch bệnh, nhiều người đã hạn chế đi lại, di chuyển kể cả trong nội đô.

“Đợt nghỉ lễ này, nhà hàng đóng cửa, khách hạn chế đi lại do dịch nên thi thoảng mới được một cuốc xe”, anh Đông, một tài xế Grab tại Hà Nội cho biết.

Anh Văn Tú, một tài xế Grab khác may mắn hơn vì vừa hoàn thành được một cuốc xe trong nội đô. “Hôm qua mấy anh em đợi cả sáng nhưng không nổ cuốc nào. Đến đầu giờ chiều mới lác đác có khách di chuyển. Tôi cũng có vài cuốc xe xa, ngày này ai cũng ngại di chuyển nên ít khách lắm”, anh Tú tâm sự.

{keywords}
Nhiều tài xế xe công nghệ cho biết lượng khách đi xe không tăng hơn nhiều so với ngày thường dù trong đợt nghỉ lễ. (Ảnh: Duy Vũ)

Anh Tú cho biết vắng khách là tình trạng chung của các hãng taxi công nghệ trong đợt nghỉ lễ Tết Dương lịch 2022. Hà Nội chưa cho phép xe ôm công nghệ hoạt động trở lại, nhưng nhu cầu đi lại trong thực tế cũng ít bởi mọi người hạn chế di chuyển do tâm lý sợ dịch. Ngoài ra, nhiều quận ở Hà Nội không bán hàng tại chỗ mà chỉ bán mang về nên cũng là một trong những nguyên nhân khiến khách vắng hơn thường lệ.

Một lý do khác nữa đó là lượng tài xế trên các ứng dụng hiện nay cũng hoạt động trở lại nhiều hơn. Do đó, các cuốc xe bị san sẻ nên số lượng tới mỗi tài xế cũng ít hơn.

Trên nhiều hội, nhóm, các tài xế liên tục chia sẻ, cập nhật thông tin và động viên nhau vượt qua thời điểm khó khăn này.

Kết thúc các chính sách ưu đãi cho tài xế, khách hàng

Một ứng dụng gọi xe đã thông báo mức giá cước trở lại như cũ, khi thời hạn áp dụng giảm thuế suất thuế GTGT theo Nghị quyết 406 hết hiệu lực.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 406 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Cụ thể, Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với nhiều ngành dịch vụ và kinh doanh hàng hóa, trong đó có dịch vụ vận tải từ 1/11 đến hết năm 2021. Các hãng gọi xe công nghệ Grab, Gojek đã thông báo về việc áp dụng chính sách thuế mới cho khách hàng.

Theo Grab Việt Nam, mức thuế GTGT đối với dịch vụ vận tải khách hàng được giảm 30% trên mức thuế suất thuế hiện hành. Cụ thể là với dịch vụ GrabCar, GrabCar Protect, GrabCar Plus, GrabCar Economy, GrabCar Rent và GrabBike, khoản thuế suất thuế giá trị gia tăng sẽ được giảm 30% của tỷ lệ thuế suất thuế 10% theo quy định.

Các ứng dụng gọi xe tại Việt Nam đều áp dụng mức thuế 7% GTGT từ 1/11 đến hết 31/12. Giảm 30% thuế GTGT trên mỗi cuốc xe sẽ giúp giá cước giảm xuống nhưng không đáng kể. Chẳng hạn, với 1 chuyến xe có giá cước vận chuyển 100.000 đồng, khách hàng sẽ được giảm 3.000 đồng so với con số 10.000 đồng trước đây (khi áp dụng mức thuế GTGT 10%). 

Như vậy, các cuốc xe qua ứng dụng từ 1/1/2022 sẽ có mức thuế GTGT là 10%.

Ngoài thuế GTGT áp dụng với khách hàng, ứng dụng Grab cũng công bố khoản hỗ trợ 0,5% thuế TNCN đối với các khoản thưởng từ Grab (trên mức thuế TNCN 1,5% theo Thông tư 40 của Bộ Tài chính về thuế GTGT thuế Thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh) có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/08/2021 kết thúc.

Như vậy, kể từ 1/1/2022, khoản thuế GTGT và tỷ lệ khấu trừ trên doanh thu mỗi cuốc xe của đối tác Grab sẽ quay trở về tương ứng với mức thuế suất như trước thời gian áp dụng Nghị quyết 406 và Nghị định 92, là mức 1,5%.

Duy Vũ

 

Gojek lấn sân thanh toán điện tử, bắt đầu "cuộc chiến" với Grab

Gojek lấn sân thanh toán điện tử, bắt đầu "cuộc chiến" với Grab

Tính năng thanh toán qua thẻ tín dụng và ghi nợ vừa được tích hợp vào ứng dụng gọi xe Gojek được xem là bước đệm đầu tiên để hãng này mở rộng hoạt động ở lĩnh vực tài chính.