{keywords}
 

Video do tờ báo cánh hữu Breitbart News đăng tải, bao gồm một nhóm người mặc áo choàng trắng tự nhận là “America’s Frontline Doctors” (bác sỹ tuyến đầu Mỹ), tổ chức cuộc họp báo trước Tòa án tối cao tại Washington. Xuyên suốt cuộc họp báo, một người xưng là bác sỹ đưa ra nhiều khẳng định đáng nghi ngờ, nói rằng “không cần khẩu trang” để phòng virus lây lan. Người này còn tuyên bố nghiên cứu nói hydroxychloroquine (một loại thuốc sốt rét) không hiệu quả khi điều trị Covid-19 là “giả mạo khoa học” và do các “công ty dược giả mạo tài trợ”.

“Virus này có một phương pháp điều trị, nó gọi là hydroxychloroquine, kẽm và Zithromax. Bạn không cần khẩu trang, đã có thuốc chữa”, người phụ nữ nói trong video.

Tổng thống Trump chia sẻ một số phiên bản video với 84 triệu người theo dõi trên Twitter vào ngày 27/7 bất chấp nội dung của nó xung đột với khuyến cáo của các chuyên gia y tế Mỹ. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo không dùng hydroxychloroquine hoặc chloroquine để điều trị Covid-19 bên ngoài cơ sở y tế do rủi ro đối với nhịp tim và nồng độ men gan.

Đoạn video nói trên nhanh chóng gây sốt trên Facebook và trở thành một trong các bài viết lan truyền tốt nhất trên nền tảng, thu hút hơn 14 triệu lượt xem trước khi bị xóa vào đêm 27/7 vì truyền bá tin sai sự thật. Theo hãng phân tích dữ liệu Crowdtangle của Facebook, nó được chia sẻ gần 600.000 lượt. Người phát ngôn cho biết đã hiển thị thông báo trên Bảng tin của những người từng tương tác, bình luận hay chia sẻ nội dung bị gỡ và dẫn họ tới trang chính thống của Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Twitter cũng cố gắng ngăn chặn video cùng ngày sau khi ông Trump chia sẻ video. Đến sáng ngày 28/7, không còn xem được video được chia sẻ trên tài khoản ông Trump. Tương tự, YouTube xóa video này kèm theo cảnh báo bị xóa vì “vi phạm Hướng dẫn cộng đồng của YouTube” với những ai cố truy cập video.

Theo website của America's Frontline Doctors, tổ chức do bác sỹ Simone Gold đứng đầu. Đây là người từng xuất hiện trên Fox News để chia sẻ quan điểm quy định bắt buộc ở nhà là có hại. Hồi tháng 5, bà từng trả lời AP rằng muốn chống lại quy định ở nhà vì không có cơ sở khoa học nào về việc người Mỹ nên lo lắng trước Covid-19.

Theo Đại học Johns Hopkins, tính đến ngày 27/7, virus corona đã làm khoảng 150.000 người Mỹ tử vong.

Du Lam (Theo CNN)

 

Tin giả về Covid-19 lại xuất hiện trên Facebook Việt Nam

Tin giả về Covid-19 lại xuất hiện trên Facebook Việt Nam

Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp, vấn nạn tin giả trên Facebook lại tiếp tục hoành hành.