{keywords}
Tỷ lệ nữ lãnh đạo trong ngành thương mại điện tử Việt Nam đã tăng từ 37% năm 2018 lên mức 46% hiện nay, theo nghiên cứu của iPrice (Ảnh minh họa: Internet)

Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trong báo cáo thương mại điện tử các nước Đông Nam Á, Google, Temasek và Bain & Company đã dự đoán quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ ba trong khối ASEAN.

Song hành cùng với sự phát triển của toàn ngành nói chung, vai trò của các lãnh đạo nữ trong doanh nghiệp thương mại điện tử đã và sẽ tiếp tục trở nên quan trọng hơn.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, iPrice Group vừa thực hiện nghiên cứu về sự hiện diện của phụ nữ trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Nghiên cứu này được iPrice Group thực hiện với top ba doanh nghiệp thương mại điện tử có lượt truy cập hàng đầu tại sáu quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN) gồm: Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Top các doanh nghiệp thương mại điện tử của các quốc gia được chọn từ Bản đồ Thương mại điện tử các nước trong quý III/2020.

Dữ liệu thống kê các nhà quản lý doanh nghiệp dựa vào số liệu trên LinkedIn của các sàn thương mại điện tử. Các vị trí quản lý cao cấp trong nghiên cứu được phân loại thành C-Level (Ban Giám đốc điều hành), Senior Vice President - SVP (Phó chủ tịch cấp cao), Vice President - VP (Phó chủ tịch, dữ liệu bao gồm Executive Vice President - EVP, Assistant Vice President - AVP) và Head (Trưởng phòng).

Số liệu nghiên cứu của iPrice cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ ở bậc quản lý doanh nghiệp thương mại điện tử khu vực ASEAN cao nhất, chiếm tới 46%. Trong khi đó, con số này khoảng 37% trong báo cáo tương tự được thực hiện năm 2018.

{keywords}

Thái Lan và Philippines là hai quốc gia theo ngay sau Việt Nam với tỷ lệ nữ làm quản lý tại doanh nghiệp thương mại điện tử chiếm lần lượt 44% và 39%. Tỷ lệ này ở Malaysia là 37%, Indonesia là 36% và 35% tại Singapore 35%.

Mặc dù vậy, nghiên cứu của iPrice cũng chỉ ra rằng, khi nhìn cận cảnh từng vị trí cấp cao trong doanh nghiệp thương mại điện tử khu vực ASEAN, vẫn có thể thấy sự chênh lệch khá rõ giữa nhà lãnh đạo nam và nữ.

Cụ thể, theo số liệu nghiên cứu top sàn thương mại điện tử ASEAN có mặt trong “Bản đồ thương mại điện tử, sự vắng bóng dấu ấn của người phụ nữ vẫn còn lớn ở các vị trí lãnh đạo cấp cao, đặc biệt ở vị trí C-Level (Ban Giám đốc điều hành).

{keywords}

Số liệu cho thấy chỉ có 31% là nữ giới đảm nhiệm vai trò này, trong khi đó nam giới chiếm 69%. Tương tự với vị trí Vice President (Phó chủ tịch), có đến 62% nam giới nắm giữ vị trí ở các sàn thương mại điện tử khu vực ASEAN, và nữ giới chiếm 38%.

Sự chênh lệch vị thế ít hơn ở Senior Vice President (Phó chủ tịch cấp cao), 44% nữ lãnh đạo nắm quyền ở sàn thương mại điện tử hàng đầu trong báo cáo, nam giới chiếm 56%. Điều này tương tự ở vị trí Head (Trưởng phòng) khi có 41% nữ giới và 59% nam giới đảm đương vai trò.

Dẫu vậy, với tỷ lệ 60 - 40 giữa nam và nữ ở những vị trí quyền lực tại doanh nghiệp thương mại điện tử khu vực ASEAN, nhìn chung sự chênh lệch về giới ở các cấp lãnh đạo không có sự cách biệt quá lớn.

M.T. 

Chuyến hàng mở màn chiến dịch đưa nông sản Việt Nam lên sàn thương mại

Chuyến hàng mở màn chiến dịch đưa nông sản Việt Nam lên sàn thương mại

Tối 4/3, chuyến xe chở 60.000 quả trứng gà sạch Cẩm Đông đã về đến kho của sàn Vỏ Sò để sớm đến tay người tiêu dùng. Đây là những lô hàng đầu tiên trong chiến dịch dùng công nghệ số giúp nông sản Việt thoát cảnh cần giải cứu.