Dịch vụ đồ ăn của beFood hoạt động và sẽ cạnh tranh với GrabFood, GoFood, Baemin và ShopeeFood. 

Thị trường giao nhận đồ ăn vẫn còn tiềm năng lớn. Theo báo cáo của McKinsey, thị trường giao thực phẩm toàn cầu hiện trị giá hơn 150 tỷ USD, tăng hơn gấp ba lần kể từ năm 2017. Tại Đông Nam Á, trong bối cảnh kinh tế số ngày càng sôi động, giao nhận đồ ăn là mảng mang lại doanh thu và lợi nhuận cho các siêu ứng dụng.

{keywords}
beFood đã được mở lại trên ứng dụng.

Theo Báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2021 được Google, Temasek và Bain & Company công bố vào năm 2021, ngành vận tải và thực phẩm tại Việt Nam dự báo sẽ đạt lợi nhuận 5,7 tỷ USD và tăng trưởng 24% vào năm 2025.

Không chỉ có nhiều dư địa thị trường để phát triển thời gian tới, beFood cho biết đang là thời điểm vàng khi ngành F&B tăng tốc chuyển đổi số sau đại dịch. Trong quá trình phục hồi của mình, doanh nghiệp ngành dịch vụ ăn uống có xu hướng tận dụng công nghệ để giảm chi phí về mặt bằng, nhân sự, tiếp thị... Nghiên cứu của Statista Global Consumer Survey cho thấy, doanh thu mảng giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam dự kiến đạt 457 triệu USD vào năm 2022 và tăng trưởng ở mức 7,87% mỗi năm giai đoạn đến 2026.

Cùng với đó, mô hình nhà bếp trên mây (cloud kitchen) không phục vụ tại chỗ mà chỉ bán qua ứng dụng có thể tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn tới. Dù đây là một loại hình mới mẻ nhưng theo khảo sát về dịch vụ ăn uống và bếp đám mây do Rakuten Insight thực hiện vào tháng 8/2021, khoảng 38% người được hỏi ở Việt Nam từng sử dụng dịch vụ này.

Xu hướng mua sắm trên sàn thương mại điện tử và sử dụng các dịch vụ số hóa ngày càng trở thành một trong những hình thức tiêu dùng quen thuộc của người dân, đặc biệt là các thế hệ Gen Y, Z sau nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Nhiều báo cáo dự đoán phương thức này vẫn tiếp tục được ưa chuộng và duy trì ngay cả trong trạng thái bình thường mới.

Theo bà Vũ Hoàng Yến, Tổng Giám đốc Be Group, việc giới thiệu beFood có vai trò quan trọng, giúp hãng hoàn thiện hệ sinh thái sau khi đạt một số thành tựu nhất định ở các mảng như vận tải, giao hàng, đi chợ hộ, ngân hàng số và nhiều tiện ích khác. Những yếu tố hỗ trợ của thị trường cộng với kinh nghiệm trong ngành công nghệ và vận tải sẽ tăng lợi thế giúp việc gia nhập thị trường giao đồ ăn thuận lợi hơn.

"Đây cũng là bước đi tiếp nối kết quả quý I/2022, khi Be phục hồi và tăng trưởng thị phần mạnh mẽ sau Covid-19. Cùng với các chính sách như hỗ trợ tài xế trong dịch, không tăng giá dịch vụ khi giá xăng tăng cao, sự ra mắt của BeFood tiếp tục khẳng định hướng đi bền vững tại Việt Nam, thông qua việc lắng nghe nguyện vọng, nhu cầu của tài xế lẫn đối tác, khách hàng", bà Yến nói.

Với việc bổ sung mảng giao nhận đồ ăn, Be đã hoàn chỉnh hệ sinh thái ứng dụng của mình từ giao nhận, đặt đồ ăn, vận chuyển, đi chợ hộ. Mảng tài chính cũng được Be tập trung. Theo đó, hãng gọi xe Việt Nam hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán không tiền mặt tiện dụng trên app.

Duy Vũ

 

Đơn hàng tăng trưởng tốt, tài xế xe 2 bánh Gojek Hà Nội “ăn nên làm ra”

Đơn hàng tăng trưởng tốt, tài xế xe 2 bánh Gojek Hà Nội “ăn nên làm ra”

“Thời buổi dịch dã thế này, nhiều nghề lao đao lắm, vậy mà không ngờ chạy xe cho Gojek mà đỡ đần được cả gia đình”, anh Đức Minh, đối tác tài xế Gojek tại Hà Nội chia sẻ trong khi tranh thủ ăn vội chiếc bánh mì pate.