Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vừa công bố khởi động dự án nghiên cứu “Hệ thống IoT nông nghiệp dựa trên điện toán biên” thuộc chương trình ASEAN-IVO do Viện CNTT và Truyền thông Nhật Bản - NICT tài trợ.

ASEAN-IVO là một chương trình tài trợ nghiên cứu cho các nước Đông Nam Á của NICT. Chương trình nhằm tăng cường sự hợp tác nghiên cứu giữa các viện nghiên cứu CNTT, viễn thông trong khu vực ASEAN để giải quyết những thách thức chung trong khu vực thông qua các công nghệ và ứng dụng CNTT và Truyền thông.

{keywords}
Lễ khởi động dự án nghiên cứu “Hệ thống IoT nông nghiệp dựa trên điện toán biên” vừa được PTIT tổ chức ngày 20/5.

Có thời gian thực hiện dự án kéo dài từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/3/2024 dự án nghiên cứu “Hệ thống IoT nông nghiệp dựa trên điện toán biên” được chủ trì bởi PTIT, với các đối tác tham gia thực hiện dự án gồm Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện CNTT và Truyền thông Nhật Bản, Trung tâm công nghệ máy tính và điện tử quốc gia Thái Lan và Đại học Công nghệ Malaysia.

Dự án nghiên cứu “Hệ thống IoT nông nghiệp dựa trên điện toán biên” do TS. Hoàng Trọng Minh, Trưởng bộ môn, giảng viên Khoa Viễn thông 1 chủ trì triển khai các hoạt động. Mục tiêu của dự án này là sử dụng tiến bộ trong lĩnh vực IoT để cung cấp các hệ thống nông nghiệp thông minh. Dự án sẽ xây dựng một hệ thống ứng dụng IoT nhằm kiểm soát lượng phân bón và dự đoán sâu bệnh tại nông trại thông minh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả và năng suất trong nông nghiệp.

Dự án đưa ra giải pháp gồm các giải pháp điện toán thông minh mới để thu thập dữ liệu và kiểm soát phản ứng cục bộ trong hệ thống nông nghiệp thông minh; Khung bảo mật dựa trên xác thực, bảo quản dữ liệu và mã hóa, phù hợp với các ứng dụng IoT trong hệ thống nông nghiệp thông minh; Một hệ thống nông nghiệp tự động cho các trang trại thông minh trong nhà với sự tham gia của các cánh tay robot và máy bay không người lái.

Phát biểu tại sự kiện khởi động dự án, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện nhận định: Sự hợp tác ban đầu của Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quốc gia (NICT) về sáng kiến ​​ASEAN-IVO với Học viện là đòn bẩy để tạo điều kiện hợp tác xa hơn nữa giữa các đối tác tham gia trong tương lai.

“Học viện mong muốn chương trình ASEAN-IVO sẽ thu hút ngày càng nhiều các dự án nghiên cứu mang tính thực tiễn cao để đóng góp to lớn vào sự phát triển bền vững của khu vực”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc chia sẻ.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện khởi động dự án, Tiến sĩ Hoàng Trọng Minh, chủ trì dự án và các thành viên tham gia đã giới thiệu về dự án, đồng thời cùng nhau trao đổi thảo luận để dự án có thể được thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.

{keywords}
Các thành viên nhóm dự án trao đổi, thảo luận về kế hoạch triển khai.

Theo kế hoạch, trong năm đầu triển khai dự án, từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023, nhóm nghiên cứu dự án tập trung vào các hoạt động gồm: Thiết kế hệ thống giám sát IoT với máy bay không người lái, thiết kế khung bảo mật, phát triển hệ thống bón phân và tưới nước, thử nghiệm hệ thống.

Với năm thứ hai kéo dài từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024, các hoạt động được tập trung triển khai gồm có: Phát triển và tối ưu các giải pháp tính toán biên cho hệ thống, phát triển các giải pháp bảo mật, phát triển hệ thống thụ phấn và thiết bị dự báo bệnh hại cây trồng...

Vân Anh

Cần Thơ sẽ chi 36,2 tỷ đồng để ứng dụng công nghệ thực hiện số hóa trong nông nghiệp

Cần Thơ sẽ chi 36,2 tỷ đồng để ứng dụng công nghệ thực hiện số hóa trong nông nghiệp

UBND thành phố Cần Thơ vừa có kế hoạch ứng dụng CNTT thực hiện số hóa trong nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, với tổng kinh phí thực hiện 36.265 triệu đồng.