Ưu tiên các ngành dịch vụ có tiềm năng, hàm lượng công nghệ cao

Đây là một trong những giải pháp được UBND tỉnh Sơn La nêu ra nhằm thực hiện chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của tỉnh là phát triển khu vực dịch vụ trở thành khu vực quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao.

{keywords}
Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Ảnh minh họa: Internet

Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 7,5-8,5% cao hơn tăng trưởng chung của tỉnh. Đến năm 2030, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 45% cơ cấu kinh tế của tỉnh và duy trì tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn mức độ tăng trưởng chung của tỉnh.

Để thực hiện được các mục tiêu này, Sơn La đưa ra nhiều giải pháp tập trung  phát triển các ngành dịch vụ gồm: du lịch, logistics và vận tải, Dịch vụ CNTT và truyền thông; Dịch vụ tài chính - ngân hàng.

Cụ thể, Sơn La sẽ xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch, phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ phục vụ phát triển khu lịch, bao gồm hạ tầng giao thông kết nối CNTT tại các khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Đổi mới công tác quảng bá xúc tiến, áp dụng công nghệ 4.0, phát triển du lịch thông minh, hình thành các tour du lịch mới, phát triển thị trường trong nước và quốc tế.

Trong ngành logistics, tỉnh sẽ rà soát quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics; đảm bảo quy hoạch, kế hoạch về giao thông vận tải phù hợp với chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thực hiện tốt công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng: hệ thống cầu, đường, kho, bến bãi, phương tiện vận chuyển cũng như các trang thiết bị phục vụ giao, nhận vận chuyển...

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong các lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải, dịch vụ logistics. Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực trong lực lĩnh vực logistics và vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho địa phương và doanh nghiệp trong quá trình áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động của đơn vị.

Ưu tiên cho doanh nghiệp mới xây dựng đô thị thông minh, chuyển đổi số

Cũng trong kế hoạch, Sơn La xác định, phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh hoạt; phát triển ứng dụng, dịch vụ mới theo hướng dùng chung hạ tầng số, nền tảng số đảm bảo khả năng sử dụng dữ liệu số và các công cụ phân tích thông minh để kịp thời đưa ra các quyết sách chính xác trong hoạt động quản lý nhà nước; phát triển nền tảng quản lý, điều hành và phân phối mạng lưới Internet vạn vật (IoT); 

{keywords}
Xây dựng đô thị thông minh cần ưu tiên các doanh nghiệp mới. Ảnh minh họa: Internet

Tỉnh xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, nông nghiệp, điện, nước, đô thị... để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số.

Tăng cường ứng dụng công nghệ số vào tổ chức quản lý và chuyển đổi phương thức hoạt động của các ngành dịch vụ, trọng tâm là ứng dụng các công nghệ mới như AI,  Big data, Cloud…phục vụ phân tích, dự báo, hỗ trợ ra quyết định.

Đáng chú ý, tỉnh sẽ xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghệ số, hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường; đặc biệt ưu tiên doanh nghiệp mới tham gia phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng sử dụng chung, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động.

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ triển khai đồng bộ các chính sách nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển.

Trong đó, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là trong lĩnh vực công, hành chính công, phát triển thanh toán điện tử phục vụ TMĐT.

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và các kênh cung ứng, trong đó: (i) Mở rộng hợp lý mạng lưới kênh truyền thống kết hợp đẩy mạnh phát triển các kênh giao dịch ngân hàng hiện đại phù hợp với xu thế phát triển ngân hàng số, chuyển đổi số như mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử (eKYC), phát hành thẻ thanh toán bằng phương thức điện tử, thanh toán qua mã phản hồi nhanh (QR code)...

Phát triển mô hình đại lý nhằm mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ ngân hàng đến từng người dân ở vùng chưa hoặc ít có dịch vụ ngân hàng và khuyến khích phát triển các dịch vụ tài chính cơ bản cung cấp qua mạng lưới bưu chính công cộng theo quy định của pháp luật.

Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, các phương thức thanh toán mới và dịch vụ gia tăng trên nền tảng công nghệ hiện đại.

D.V

Định hướng đô thị thông minh, TP.HCM ứng dụng công nghệ số vào hành chính

Định hướng đô thị thông minh, TP.HCM ứng dụng công nghệ số vào hành chính

Để đạt được mục tiêu đô thị thông minh, TP.HCM đề ra các giải pháp, bao gồm đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số trong hoạt động của cơ quan hành chính.