Xu hướng quản lý đa đám mây và không bị phụ thuộc

Theo thống kê tại Mỹ, hiện có đến 81% doanh nghiệp sử dụng mô hình đa đám mây (Multi-Cloud). Mô hình này giúp doanh nghiệp đảm bảo dịch vụ không bị gián đoạn nếu có sự cố xảy ra, tiết kiệm chi phí vì sử dụng được nhiều mục đích kinh doanh trên các nền tảng, bên cạnh đó còn được thừa hưởng những tiện ích từ nhà cung cấp mang lại. Tại hội thảo vừa diễn ra ngày 21/11/2018 ở TP HCM, ông Trần Nguyên Vũ, Giám đốc khối Giải pháp Phần mềm của IBM tại Việt Nam nhấn mạnh, chiến lược của IBM là sẽ tập trung hỗ trợ quản lý mô hình đa đám mây. Việc hãng IBM đã mua lại RedHat – đơn vị hàng đầu về quản trị và xây dựng hạ tầng nền tảng với mức giá 34 tỷ đô la thể hiện rõ tầm nhìn đó.

Ông Trần Nguyên Vũ , Giám đốc khối Giải pháp Phần mềm của IBM tại Việt Nam trong hội thảo “Đổi mới và hiện đại hoá ứng dụng với IBM Cloud Private”

Là dịch vụ sáng tạo đa nền tảng, giải pháp đám mây riêng ICP của IBM giúp các nhà phát triển doanh nghiệp đổi mới trong những môi trường an toàn và được kiểm soát bằng một nền tảng tập trung. Đám mây riêng ICP bao gồm một tài nguyên mở, cung cấp các gói trong đó có cả mã nguồn mở và phần mềm trung gian, và cơ sở dữ liệu mà các doanh nghiệp đều cần để xây dựng ngiúp hững ứng dụng của mình một cách nhanh chóng và bảo mật hơn. Điểm nổi bật của dịch vụ ICP mang lại cho doanh nghiệp là không bị phụ thuộc vào bất cứ nhà cung cấp nào từ phần cứng đến dịch vụ đám mây. Ngược lại ICP giúp doanh nghiệp có thể quản lý được các ứng dụng trên nhiều nền tảng đám mây, chạy trên trung tâm dữ liệu của chính mình và cho phép đặt trung tâm dữ liệu ở mọi nhà cung cấp.

Sử dụng đám mây riêng ICP mang lại những lợi ích rất rõ ràng cho doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Fintech. Dịch vụ ICP cho phép doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất nhờ những thiết kế ứng dụng đóng gói có sẵn. ICP được đặt trong trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp – đây thực sự là một giải pháp mà hầu hết các hệ thống ngân hàng luôn mong muốn tìm kiếm. Đáp ứng xu hướng chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đám mây riêng ICP được xây dựng với nhiều chức năng AI và các ứng dụng trên đám mây đóng gói và doanh nghiệp có thể tận dụng trong chính trung tâm dữ liệu của mình.

Nền tảng này cũng đồng thời đưa những người phụ trách IT gắn kết hơn với bộ phận kinh doanh. Bởi chính những nhân sự này là người nhìn ra cơ hội và đề xuất những ứng dụng lý tưởng để doanh nghiệp tăng thêm giá trị kinh doanh. Đám mây riêng ICP đạt độ bảo mật cao, có khả năng mã hóa khi dữ liệu đi ra bên ngoài từ trong chính nội bộ, có công cụ phát hiện và cảnh báo những nguy cơ mất an toàn thông tin có thể xảy ra. ICP đồng thời tuân thủ quy định yêu cầu đặt dữ liệu của khách hàng trong nước và quy chuẩn quốc tế.

ICP chạy trên nền tảng đa đám mây của CMC

IBM Cloud Private là giải pháp đám mây riêng của IBM có thể triển khai trên nhiều môi trường điện toán đám mây khác nhau như Google Cloud Platform, AWS, Azure, VMware, CMC Cloud…  Riêng tại thị trường Việt Nam, việc triển khai ICP chạy trên nền tảng đám mây CMC Cloud có nhiều lợi thế hơn. Bởi CMC Telecom là Business Partner của IBM trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến thuê ngoài về an ninh bảo mật  nhiều năm qua. CMC Telecom có hạ tầng cloud thuận tiện cho việc triển khai ICP. CMC Telecom cũng là đơn vị duy nhất được IBM lựa chọn là đối tác triển khai Portal quản trị dịch vụ ICP tại Việt Nam.

Ông Lê Anh Vũ, Giám đốc TTKD Giá trị gia tăng CMC Telecom trình diễn trải nghiệm ICP thông qua cổng quản trị của CMC

Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ ICP cho khách hàng, CMC Telecom còn có thể cung cấp cổng thông tin quản trị giúp khách hàng dễ dàng quản lý hệ thống của mình. Ngoài ra, CMC là nhà cung cấp viễn thông sẽ tận dụng được môi trường về đường truyền cho doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp nhỏ không có trung tâm dữ liệu vẫn có thể đặt trung tâm dữ liệu ở trong Việt Nam trên hạ tầng của CMC với đường truyền bảo mật. Sự sáng tạo trên nền tảng ICP của IBM, kết hợp với thế mạnh và sự am hiểu kinh doanh của CMC ở thị trường Việt Nam, hai bên cam kết cùng xây dựng những ứng dụng chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Thời gian qua, CMC cũng đã đưa ra thị trường nhiều ứng dụng AI có tốc độ phát triển nhanh và nhận sự phản hồi tốt từ khách hàng.

Về cách thức xây dựng ICP trên CMC Cloud, ông Lê Anh Vũ, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Giá trị gia tăng CMC Telecom giải thích thêm, doanh nghiệp có thể cài đặt ICP ở bất cứ môi trường nào chỉ với một cú click chuột, chỉ trong vòng vài phút là đã xây dựng xong môi trường ICP. Việc cài đặt IBM Cloud Automation Manager (IBM CAM) trên ICP để xây dựng các ứng dụng về AI như Innovative Digital Banking, Watson Assistant with CMC Voice (ChatBot) trên đa đám mây cũng rất dễ dàng, giúp hoạt động mượt mà, trôi chảy. Phiên bản demo ứng dụng Innovative Digital Banking của IBM giúp khách hàng thực hiện những tác vụ cơ bản như tạo credit card, đặt những cuộc hẹn với tư vấn viên, hay thực hiện các dịch vụ ngân hàng như chuyển khoản, thanh toán hoá đơn… Ngoài ra, phần demo ứng dụng Chatbot phản ứng linh hoạt, hỗ trợ đắc lực cho bộ phận chăm sóc khách hàng, trong các triển khai thực tế của IBM trên thế giới có thể giúp giảm từ 120 người xuống còn 50 người cho những nghiệp vụ cơ bản.

Bằng chính sách hỗ trợ cụ thể, CMC đã thiết kế gói trải nghiệm miễn phí dành cho khách hàng muốn dùng thử ICP chạy trên CMC Cloud trong thời gian 1.000 giờ làm việc. Sau khi dùng thử dịch vụ, nếu tiếp tục sử dụng dịch vụ thì kết quả tính toán sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 70% chi phí so với trên các nền tảng khác ngoài CMC Cloud. Ngoài ra các doanh nghiệp còn được IBM hỗ trợ đào tạo chứng chỉ, huấn luyện phát triển ứng dụng cho đội ngũ IT trong doanh nghiệp. Đây là những hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện ban đầu để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm đám mây riêng ICP, từ đó xây dựng những ứng dụng mới, tạo ra hệ sinh thái về dịch vụ đám mây ở Việt Nam ngày càng phát triển hơn.