Một người dùng iOS khi mua điện thoại mới hiếm khi phải xem xét đến thông số phần cứng. Nhưng ở chiều ngược lại, người dùng Android lại rất khắt khe với các thông số như RAM hay chip so với giá bán. 

Nguyên do bởi iOS là hệ điều hành đóng, được tối ưu quá tốt về mặt phần cứng lẫn phần mềm, do đó cấu hình không làm ảnh hưởng quá lớn đến trải nghiệm của người dùng cuối. Thực tế, cấu hình của iOS còn luôn đi sau Android.

Tuy nhiên, Android là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đây là hệ điều hành mở, với mỗi nhà sản xuất lại có phiên bản tùy biến riêng tương thích với phần cứng do họ sản xuất, lắp ráp ra. Cộng với những tiêu chuẩn/chứng chỉ mà Google ép buộc phải có trên Android, tốc độ xử lý nhanh hay chậm của smartphone này phụ thuộc khá lớn vào cấu hình.

{keywords}
Phần lớn các nhà sản xuất điện thoại Android đều chạy đua về phần cứng.

Vì thế, các nhà sản xuất điện thoại Android thường có xu hướng sử dụng cấu hình và giá bán như một điểm bán hàng (key point) để thúc đẩy doanh số bán ra (sales). Dễ thấy nhất là trường hợp của Xiaomi khi nhà sản xuất này dùng chiến lược bán các sản phẩm giá rẻ với cấu hình cao ở phân khúc tầm trung để mau chóng chiếm lĩnh thị trường. 

Nhưng từ đây một câu hỏi khác lại được đặt ra, đó là tại sao Android cấu hình cao mà vẫn không mượt mà bằng iOS cho dù người ta chỉ dùng để lướt web, duyệt mail và những tác vụ xử lý rất đơn giản? 

Đó là bởi smartphone ngày nay còn có các thông số quan trọng về màn hình là tần số làm tươi (refresh rate), tần số lấy mẫu cảm ứng (sampling rate) và độ trễ cảm ứng (touch latency). Chính các thông số này quyết định việc người dùng vuốt chạm vào màn hình có mượt mà hay không (respond) chứ không phải do tốc độ xử lý (process) của phần cứng bên trong. 

Bởi các nhà sản xuất Android hiểu rằng không thể cạnh tranh được với iOS về những thông số này, do đó chẳng có lý do gì lại không đi quảng cáo cho RAM và chip khủng. Hệ quả là người dùng cuối chỉ thấy được các thông số mà nhà sản xuất Android muốn họ thấy, chứ không phải thông số kém hơn đối thủ iOS. 

{keywords}
Trong khi iOS chỉ phô bày thiết kế

Từ đây, một câu hỏi nữa lại phát sinh, đó là vì sao nhà sản xuất không cải tiến màn hình điện thoại Android ngang ngửa với iOS? Nếu điều này xảy ra, giá bán của một chiếc điện thoại Android sẽ rất cao mà nhà sản xuất chưa chắc đã có lãi.

Apple là câu chuyện khác hoàn toàn, nhờ sở hữu nhà máy và chuỗi cung ứng khổng lồ trên toàn cầu. Chưa kể giá thành lắp ráp vốn đã rẻ, giá bán ra mỗi chiếc iPhone lại đắt. Kết quả là càng bán nhiều iPhone, Táo khuyết càng có lãi to. Theo tính toán, iPhone 11 Pro Max giá bán ở thời điểm ra mắt là từ 1.099 USD đến 1.449 USD thì chi phí nguyên vật liệu chỉ là 490,50 USD, trong khi lương công nhân lắp ráp của Foxconn là 3,15 USD/giờ. Để làm được điều này với nhà sản xuất Android đơn giản là điều không thể.

Phương Nguyễn

Có nên mua iPhone 12 Pro Max màn hình 120Hz?

Có nên mua iPhone 12 Pro Max màn hình 120Hz?

Tần số quét 120Hz là một thông số kỹ thuật tuyệt vời với bất cứ dòng điện thoại cao cấp nào, nhưng ai mới thực sự nên mua một mẫu iPhone đời mới trang bị màn hình 120Hz này?