Thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo đã có 4 lần chịu ảnh hưởng từ VAR kể từ Asian Cup 2019 đến vòng loại thứ ba World Cup 2022. Tuy nhiên, 3 trong 4 lần chịu sự can thiệp của công nghệ VAR tính đến hiện tại, tuyển Việt Nam đều đối mặt với tình huống bất lợi.

VAR một lần nữa khiến HLV Park Hang-seo không thể hiểu được quyết định của trọng tài trong trận thua 0-1 trước Australia tối 7/9. Sau khi ông Abdulrahman Ibrahim Al-Jassim xem lại đoạn quay chậm, trọng tài người Qatar không cho tuyển Việt Nam phạt đền.

Đây không phải lần đầu tiên VAR không giúp tuyển Việt Nam có lợi thế. Tuy nhiên, trọng tài làm theo luật và nhận định dựa trên luật IFBA - Luật bóng đá 11 người cho các trọng tài trên toàn thế giới. Điều quan trọng nhất vẫn là nhận định của trọng tài như thế nào.

VAR thuong 'chong lai' tuyen Viet Nam anh 1

Trọng tài Al-Jassim ra hiệu trận đấu tiếp tục sau khi xem lại băng quay chậm. Ảnh: Thanh Hà.

Trong tình huống hậu vệ của Australia Rhyan Bert Grant để bóng chạm tay. Trọng tài Ibrahim Al-Jassim không phát hiện và cần hỗ trợ từ VAR. Sau khi xem kỹ lại chỉ có 3 góc máy và hình ảnh khá mờ, trọng tài người Qatar không cho rằng đó là lỗi dùng tay chơi bóng.

Hậu vệ Grant trả lời sau trận đấu rằng bóng chạm ngực trước khi chạm tay anh ấy. Theo cựu trọng tài Hoàng Ngọc Tuấn: "Đây là tình huống không cố ý dùng tay chơi bóng của hậu vệ Australia. Tay cầu thủ phòng ngự tự nhiên, bình thường khi xoay người".

Nhiều người sẽ nhớ lại pha bóng của hậu vệ Đỗ Duy Mạnh xảy ra ở trận thua 1-3 trước Saudi Arabia ngày 3/9. Cầu thủ này trong lúc cản cú sút của đối thủ và để bóng chạm vào cánh tay đang giơ lên cao. Trọng tài Ilgiz Tantashev phải nhờ VAR hỗ trợ mới đưa ra quyết định.

Trưởng ban Trọng tài VFF, ông Dương Văn Hiền, nói: "Cánh tay của Duy Mạnh đưa ra to bất thường và đập trúng bóng. Vì vậy, trọng tài thổi phạt đền cho Saudi Arabia. Duy Mạnh để tay làm to cơ thể và cản pha bóng triển vọng nên bị phạt thêm thẻ vàng".

Khác biệt trong động tác của Rhyan Grant và Duy Mạnh là sự chủ động của cánh tay. Hậu vệ Australia xoay người và rút tay về khiến bóng trúng khuỷu tay, còn Duy Mạnh giơ tay ra nên phải chịu rủi ro. Trọng tài thường dựa vào nhiều yếu tố để đưa ra nhận định.

VAR thuong 'chong lai' tuyen Viet Nam anh 2

Động tác tay của Duy Mạnh được xem là không tự nhiên khi tranh chấp.

Với nhận định của mình, trọng tài người Uzbekistan cho Saudi Arabia hưởng quả phạt đền và rút thẻ vàng thứ 2 cho Duy Mạnh. Tuyển Việt Nam bị thủng lưới, chơi thiếu người, đành chấp nhận trận thua 1-3 khi ra quân vòng loại thứ ba World Cup 2022.

Xa hơn ở VCK Asian Cup 2019, trọng tài Mohammed Abdulla Hassan bắt lỗi trung vệ Bùi Tiến Dũng. Số 4 của tuyển Việt Nam phạm lỗi với Ritsu Doan của tuyển Nhật Bản. Đó là pha bóng không có gì gây tranh cãi vì chân của Dũng đã giậm vào chân cầu thủ đội bạn.

Những quyết định gây tranh cãi dù có VAR hỗ trợ chủ yếu vẫn là những tình huống để bóng chạm tay trong vòng cấm địa. Từ mùa giải 2019/20, FIFA đã thay đổi về các tình huống dùng tay chơi bóng, không phải khi nào bóng chạm tay là lỗi dùng tay chơi bóng.

Duy nhất có một lần VAR giúp trọng tài đưa ra quyết định có lợi cho tuyển Việt Nam. Đó cũng là trận đấu với Nhật Bản ở Asian Cup 2019. Khi đó trung vệ Maya Yoshida đánh đầu đưa bóng chạm vào tay trước khi bay vào lưới. Trọng tài không công nhận bàn thắng đó.

Ở cấp độ U23 Việt Nam, thầy trò ông Park "né" được quả phạt đền trong trận hòa 0-0 với U23 UAE ở VCK U23 châu Á. Trọng tài người Singapore, ông Muhammad Taqi, thổi penalty nhưng sau đó rút lại quyết định vì vị trí phạm lỗi nằm ngoài vòng cấm địa.

VAR thuong 'chong lai' tuyen Viet Nam anh 3

HLV Park Hang-seo chấp nhận các quyết định của trọng tài. Ảnh: Việt Linh.

Cũng trong trận đấu này, ông Taqi không cho U23 Việt Nam hưởng quả phạt đền ở phút 62 nhờ tư vấn của VAR. Đó là tình huống hậu vệ UAE khép tay sát người nên không thể thổi phạt. Ổng vấp phải phản ứng mạnh từ tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức.

HLV Park Hang-seo từng thừa nhận công dụng của VAR khi công nghệ này được ứng dụng chính thức từ World Cup 2018. Ông cũng chưa lần nào phàn nàn về các quyết định của trọng tài khi đề cập đến các vấn đề này trong phòng họp báo.

Trước đây, khi trọng tài đưa ra quyết định hoặc bỏ qua tình huống ảnh hưởng đến kết quả trận đấu, thì xem như không thể thay đổi được nữa. Nhưng với VAR, các trọng tài có thể sửa sai bằng cách "bẻ còi" nhờ các pha chiếu chậm. Vì vậy, độ chính xác sẽ cao hơn.

(Theo Zing)

Công nghệ VAR trên sân Mỹ Đình trước trận Việt Nam - Australia

Công nghệ VAR trên sân Mỹ Đình trước trận Việt Nam - Australia

Hàng trăm nhân công gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng để chuẩn bị cho trận đấu Việt Nam - Australia diễn ra vào tối 7/9.