Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng sản xuất mới (hay còn được gọi với cái tên Cách mạng công nghiệp lần thứ 4) với những đột phá lớn về công nghệ chưa từng có trong lịch sử. Cuộc cách mạng sản xuất mới có thể làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất.

Những cải cách công nghệ mang tính đột phá có thể dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất.  Cuộc cách mạng công nghiệp lần này có thể kích thích những thay sự điều chỉnh hoặc thay đổi quan trọng và sâu sắc trong suy nghĩ và chính sách của các lĩnh vực tại nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là trong các chính sách công nghiệp hóa của các quốc gia đang phát triển.

Việt Nam đang tham gia vào một chặng mới trong quá tình phát triển và hội nhập.  Trong giai đoạn năm 2016-2020, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại là một trọng tâm trong chiến lược phát triển quốc gia và vẫn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Cuộc Cách mạng sản xuất mới có thể đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức cho quốc gia, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu.

Phát biểu khai mạc buổi hội thảo, ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định: "Buổi hội thảo ngày hôm nay sẽ là Thông tin tham khảo hữu ích cho Việt Nam để tham khảo và tranh thủ cuộc cách mạng sản xuất mới trong hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với phát triển đột phá trong CNTT. Cuộc cách mạng này đang phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất mới hiệu quả hơn, bền vững hơn để đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số, cũng như các thách thức an ninh khác ngày càng tăng lên. Cách mạng sản xuất mới đang làm thay đổi căn bản tư duy phát triển sản xuất và tiêu dùng. Mục đích của cách mạng là tái tổ chức sản xuất trên cơ sở tích hợp công nghệ mới, trên nền CNTT, kết nối internet, điện toán đám mây, in 3D, cảm biến, thức tế ảo...”

Thứ trưởng cũng cho rằng sau khi sau khi kết thúc đàm phán với Liên minh châu Âu, Liên minh thế giới Á âu và bước vào TPP, điều này có nghĩa là: “Việt Nam đang tiến vào giai đoan phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quyết tâm cao nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với lực lượng lao động trẻ cần cù, thích ứng nhanh với công nghệ, Việt Nam có cơ hội lớn bước khi vào cuộc cách mạng sản xuất mới. Tuy nhiên cuộc cách mạng này cũng đặt ra nhiều thách thức với nước đang phát triển ví dụ như, Việt Nam có thể tụt hậu xa hơn nếu không tập trung vào cuộc cách mạng này, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng tạo ra sự phân hóa xã hội sâu sắc. Vì vậy cần nhìn nhận và nghiên cứu thấu đáo”.

Buổi hội thảo được tổ chức để các chuyên gia chia sẻ về nhận thức và nghiên cứu vềc cuộc cách mạng. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần nhận thức rõ điểm cơ bản của sản xuất mới để đánh giá cơ hội và thách thức và rủi ro với sự phát triển của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia như Việt Nam. Dưới tác động của sản xuất mới, thế giới đang thay đổi gì về tư duy và mô hình chính sách để phát huy hiệu quả tiềm năng lợi thế của mình, tranh thủ tốt nhất cơ hội của cách mạng sản xuất mới.