{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu, quán triệt chuyên đề về Chiến lược phát triển KT-XH hội 10 năm 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021-2025. Ảnh VGP

Đây là thông tin được nêu trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2021-2025)” do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sáng nay (28/3). Hội nghị được tổ chức qua hình thức trực tuyến tới nhiều điểm cầu và hàng triệu Đảng viên tham gia.

Theo thông tin trên công thông tin Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn; thế và lực mạnh hơn, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro; trình độ khoa học công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tăng trưởng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược phát triển KT-XH đất nước.

Đổi mới tư duy phát triển

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong khó khăn thách thức, chúng ta phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm. Theo đó, cần đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm. Đồng thời, phải phát huy mạnh mẽ vai trò của của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa. Từng bước hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu rõ 3 thành tố trọng tâm trong chủ đề chiến lược được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đó là động lực và tinh thần quyết tâm: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại.

{keywords}
Hội nghị trực tuyến được tổ chức tại nhiều điểm cầu (Ảnh: VGP)

Cách thức và phương tiện chủ yếu là huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Cuối cùng là mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Năm 2030 Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia số

Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bảo đảm an ninh lương thực; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường, xuất khẩu.

Phát triển công nghiệp kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu. Khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp, các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn.

Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, đảm đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại.

Ưu tiên chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục đào tạo, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên môi trường, sản xuất công nghiệp.

Phát triển một số doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, doanh nghiệp số chủ lực thực hiện tốt vai trò dẫn dắt về hạ tầng công nghệ số, làm nền tảng cho nền kinh tế số, xã hội số.

Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới....

D.V

Định hướng tầm nhìn doanh nghiệp thời chuyển đổi số

Định hướng tầm nhìn doanh nghiệp thời chuyển đổi số

Tầm nhìn và hướng đi tương lai quan trọng hơn khi doanh nghiệp đối mặt với các thách thức chưa từng có, như các công nghệ số mang tính sáng tạo phá hủy.