Diễn ra từ đầu tháng 7, "No Poop July" (tạm dịch: thử thách không đi vệ sinh trong tháng 7) có người tham gia chủ yếu là nam giới tại Mỹ. Nhiều người đăng clip ghi lại biểu cảm khó chịu, đổ mồ hôi đầm đìa và cố gắng cưỡng lại cảm giác buồn đi vệ sinh, theo NBC News.

Trong nhiều clip, dễ nhận ra nhân vật chính chỉ đang diễn cho giống thật và xem đây là trò đùa. Tuy nhiên, một số bác sĩ cảnh báo nếu thực sự làm theo thử thách, người tham gia có thể gặp vấn đề về đường tiêu hóa, gây ra các bệnh lý như trĩ.

Thu thach TikTok gay hai anh 1

Những trào lưu sử dụng cơ thể chỉ để giải trí vẫn được giới trẻ hưởng ứng. Ảnh: TikTok.

Steven Miller, bác sĩ tiêu hóa tại Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins chia sẻ: “Đây có thể là điều vui nhộn để lấy ra đùa, thế nhưng nếu làm thật, những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra”.

Ông Miller cho biết bản thân cảm thấy thất vọng với những người không sử dụng đến nhà vệ sinh cả tháng liền chỉ vì bị người khác xúi giục.

Một bài đăng nói về sự thịnh hành của "No Poop July" cho biết trào lưu này đã xuất hiện từ năm 2020 và phổ biến trở lại vào mỗi dịp tháng 7.

Hiện, hashtag #NoPoopJuly đã thu về hơn 112 triệu lượt xem trên nền tảng mạng xã hội này.

Austin Chiang, bác sĩ tiêu hóa tại bệnh viện Jefferson Health ở bang Philadelphia (Mỹ) cho biết tin tốt là với những người có đường ruột khỏe mạnh sẽ khó mà có thể hoàn thành được "No Poop July".

“Thành thật mà nói, những người có hệ tiêu hóa hoạt động bình thường sẽ chẳng thể gặp vấn đề này, bởi cơ thể họ buộc phải loại bỏ những chất cặn bã bên trong. Vì thế nên gần như họ không thể giữ chúng lại được”.

Bác sĩ Chiang cũng nói rằng mọi người nên nghe theo những nhu cầu tự nhiên của cơ thể. “Mặc dù đây có thể chỉ là một trò đùa, chúng tôi khuyến khích mọi người nên đi vệ sinh một cách tự nhiên, bất cứ khi nào cơ thể cần”.

Thu thach TikTok gay hai anh 2

Thử thách nhịn đi vệ sinh có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Redbubble.

Trước đây, TikTok cũng là nền tảng lan truyền nhiều trào lưu ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia.

Cụ thể, "Thử thách tát nhau", gợi ý người chơi đứng thành vòng tròn, ngậm nước trong miệng và dùng bánh đánh vào mặt nhau để tìm ra người giữ được bình tĩnh lâu nhất, được các chuyên gia y tế cảnh báo dẫn đến thương tích và các tình trạng đe dọa tính mạng như chấn thương tủy sống.

Tháng 5 vừa qua, thử thách ngạt thở (blackout challenge) lan truyền đã khiến bé gái 10 tuổi tại tiểu bang Pennsylvania (Mỹ) tử vong sau khi làm theo.

Hồi đầu năm, trào lưu nhét tỏi vào mũi cũng gây nên nhiều tranh cãi. Chuyên gia sức khỏe cảnh báo ngoài dễ gây nguy hiểm cho người bắt chước, thử thách núp dưới danh nghĩa chữa bệnh này không có căn cứ khoa học và có thể gây tổn thương khoang mũi.

(Theo Zing)

Bé 12 tuổi chết não vì thử thách ngạt thở trên TikTok

Bé 12 tuổi chết não vì thử thách ngạt thở trên TikTok

Ngày 27/7, bệnh viện sẽ ngưng hỗ trợ sự sống cho Archie Battersbee (12 tuổi, Anh), nạn nhân mới nhất của thử thách ngạt thở, sau hơn 3 tháng điều trị.