So với các tòa nhà vẫn đang triển khai giải pháp truyền thống, các tòa nhà này đã tiết kiệm đến 30% chi phí đầu tư, 70% chi phí vận hành hàng tháng. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng mạng trong các tòa nhà, khu đô thị, chung cư, văn phòng… đã tiên phong trong ứng dụng và triển khai công nghệ mạng cáp quang.

Riêng tại Hà Nội, chỉ 2 năm trở lại đây có đến gần 50 tòa nhà văn phòng, chung cư hiện đại, khách sạn và khu đô thị đang triển khai giải pháp mạng cáp quang thụ động FiberLAN của DZS như Eco Lake View 32 Đại Từ, FLC 48 Quang Trung, Hong Kong Tower 243 Đê La Thành, khu đô thị Linh Đàm…

công ty DASAN Zhone Solutions Việt Nam (DZS Việt Nam) đã giới thiệu giải pháp DZS FiberLAN, dưạ trên công nghệ mạng cáp quang thụ động POL, giúp các doanh nghiệp Việt Nam trang bị cơ sở hạ tầng mạng hợp nhất đa dịch vụ cho sự bùng nổ của các tòa nhà thông minh, sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Mạng cáp quang thụ động là công nghệ tất yếu được ra đời do sự phát triển và đòi hỏi từ các tòa nhà thông minh.

So với công nghệ cáp đồng, công nghệ này có tính năng ưu việt là khả năng hợp nhất đa dịch vụ (thoại, video, giải trí trực tuyến, IPTV…) trên một nền tảng duy nhất giúp cắt giảm tối đa chi phí đầu tư vận hành, diện tích sàn, linh hoạt khi có nhu cầu mở rộng và đặc biệt là tính bảo mật cao.

Hiện nay, thị trường mạng cáp quang thụ động có tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 46% (CAGR), theo nghiên cứu của Hiệp hội Thông tin và Nghiên cứu Các dịch vụ trong Tòa nhà (BSRIA).

Theo Gartner, dự kiến đến năm 2020 sẽ có hơn 20 tỷ “vật” được kết nối Internet; hơn 65% doanh nghiệp (hiện tại mới chỉ khoảng 30%) sẽ triển khai ứng dụng công nghệ IoT.

Ông Park Jong Hyun, Tổng Giám đốc DZS Việt Nam, hiện nay trên thế giới các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề đều đang tăng tốc xây dựng các tòa nhà thông minh để khai thác triệt để các lợi ích từ sự bùng nổ của thiết bị kết nối và dữ liệu khổng lồ trong những năm tới. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam vẫn do dự thì sẽ bỏ lỡ cơ hội bứt phá.

Bên cạnh đó, phần mềm quản lý tập trung và tự động đến từng giao diện người dùng do các kỹ sư trung tâm R&D của DZS tại Việt Nam thiết kế cho phép hạn chế tối đa thời gian gián đoạn dịch vụ, khắc phục và phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra ngay cả khi họ chưa nhận thức được, hoặc chưa kịp phản ánh với nhà cung cấp dịch vụ.

Giải pháp FiberLAN của DZS cũng cho phép các nhà đầu tư hạ tầng và cư dân trong các tòa nhà không phải đối mặt với những hạn chế về mặt kỹ thuật trong việc kết nối đến dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ mạng khác nhau, cũng như việc chỉ được chọn duy nhất một nhà cung cấp dịch vụ có sẵn.

Đây cũng là xu hướng mới để các nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh lành mạnh trong phân khúc thị trường các tòa nhà hay khu chung cư, và sau cùng là người tiêu dùng sẽ được hưởng dịch vụ tốt hơn với chi phí cạnh tranh.

Cũng theo ông Park, FiberLAN của DZS có thể coi là xương sống trong các tòa nhà hiện đại, có khả năng hỗ trợ và tương thích với sự phát triển của công nghệ trong vòng 25 năm tới, như công nghệ NG PON, 4G LTE và 5G.

Trên thế giới, DZS FiberLAN đã được triển khai thành công cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực với những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe nhất về tốc độ, bảo mật và hiệu quả đầu tư lâu dài như tập đoàn khách sạn 5 sao Accord, Marriots, Starwood; Đại học bang Washington, San Francisco…

Trong xu hướng chung của thế giới, tại Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều tòa nhà thông minh, cho phép khai thác triệt để các lợi ích từ sự bùng nổ của thiết bị kết nối Internet, dữ liệu khổng lồ, tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành...

Toà nhà thông minh hiện nay có hai đặc điểm nổi bật sau thứ nhất là tiết kiệm năng lượng. Ví dụ, hệ thống điều hoà nhiệt độ của toà nhà thông minh áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, khống chế sự bật tắt tối đa, đề ra các biện pháp kiểm soát, điều khiển tự động trực tiếp và các biện pháp tiết kiệm năng lượng ưu việt, mỗi phòng đều được lắp đặt máy cảm ứng điện tử và máy xử lí loại nhỏ, có thể tự động điều tiết nhiệt độ, nguồn ánh sáng, độ nóng lạnh và thông gió trong phòng, so với kiến trúc bình thường có thể tiết kiệm được trên 30% nguồn năng lượng.

Thứ hai là đặc điểm đàn hồi. Ý tưởng thiết kế nhà thông minh vừa có thể phản ánh được phương châm, chiến lược kinh doanh của công ty, vừa có thể chăm sóc các nhu cầu của công nhân viên chức. Đầu tiên là ''tính đàn hồi'' hóa về mặt kiến trúc ở phần bên trong của tòa nhà, ví dụ kích cỡ to nhỏ của phòng làm việc, hình dáng của vật dụng gia đình và vị trí của nó, đều có thể thay đổi theo yêu cầu của người sử dụng. Tiếp đó là thiết kế dựa vào mục đích sử dụng và sắp xếp của từng nhân viên để tạo cho người làm việc tại đó không có cảm giác bị trói buộc bởi bàn làm việc, phòng làm việc, vị trí làm việc. Ví dụ như một công trình kiến trúc do một công ty thiết kế kiến trúc thông minh của Anh thiết kế cho khách hàng, lấy ''đơn vị công tác'' làm nền tảng chứ không dựa theo từng chức vụ cụ thể như phương pháp truyền thống. Cách làm này khiến cho một nhân viên thường xuyên công tác bên ngoài khi trở về công ty có thể sử dụng bất kì một máy tính nào để xử lí thư tín điện tử, cũng có thể sử dụng bàn làm việc mà anh ta cảm thấy thích hợp để viết báo cáo công tác hoặc chuẩn bị bài phát biểu trong hội nghị; Và nhân viên quản lí của công ty có thể quản lí, giám sát các hoạt động công việc ở những bộ phận khác nhau của tòa nhà ngay tại bàn làm việc của mình. Có thể thấy, kiểu toà nhà thông minh hiện đại hoá này vừa có thể phát huy được tối đa tiềm lực của nhân viên, vừa tiết kiệm được không ít nhân lực và tiền của cho những người quản lí.