Vào ngày 20/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ trình đơn kiện Google lên Tòa án Liên bang Washington, cáo buộc công ty này lợi dụng vị thế của mình để gây thiệt hại cho các khách hàng cũng như đối thủ. Ngay sau đó, Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành Google, đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này, đồng thời cho rằng giới chức Mỹ đã chọn nhầm “mục tiêu”.

“Chúng tôi không hề dự định biến mạng xã hội trở thành bộ khuếch đại cho những kẻ ngốc và điên rồ. Ngành công nghiệp này nên hợp tác với nhau một cách thông minh hơn để tạo ra các quy định”, ông Schmidt chia sẻ trong cuộc họp trực tuyến do Wall Street Journal tổ chức hôm 21/10.

Cuu CEO Google bac bo cao buoc anh 1
Ông Schmidt cho rằng Google không nên là mục tiêu của Bộ Tư pháp Mỹ. Ảnh: Michael Kovac.

Cựu CEO cho biết sự có mặt thừa thãi của mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh nền tảng Internet trong tương lai. Tuy đã rời khỏi hội đồng quản trị Alphabet (công ty mẹ của Google), Schmidt vẫn là một cổ đông lớn. Theo ông, các nền tảng mạng xã hội mới là nơi các nhà lập pháp Mỹ nên nhắm đến.

Theo Bloomberg, YouTube và Google đã cố gắng hạn chế những nguồn thông tin sai lệch về dịch bệnh Covid-19 cũng như chính trị Mỹ trong nhiều năm qua. Hai mạng xã hội lớn trên thế giới là Facebook và Twitter cũng hứng chịu không ít chỉ trích khi để các thông điệp sai lệch lan truyền thời gian gần đây.

Cựu CEO công ty lập luận rằng sự thành công của Google đến từ sự lựa chọn của người dùng, chứ không phải do công ty chèn ép các hoạt động của đối thủ nhỏ hơn. Quay lại năm 2006, Schmidt là người chủ trì thương vụ mua lại nền tảng YouTubevới giá 1,65 tỷ USD. Sau đó, ông nắm giữ cương vị CEO của Google cho đến năm 2011 và là chủ tịch điều hành của Alphabet cho đến năm 2018.

“Tôi sẽ cẩn thận khi nói về những vấn đề này. Đơn giản là tôi không đồng ý với những cáo buộc. Thị phần của Google không phải là 100%”, ông Schmidt nhận định khi được hỏi về vụ kiện mà Google đang phải đối mặt.

Theo Zing

Thu về "tiền tấn" từ quảng cáo, YouTube bất lực để tin giả hoành hành?

Thu về "tiền tấn" từ quảng cáo, YouTube bất lực để tin giả hoành hành?

Facebook, Twitter đều có những chính sách riêng để chống lại tin giả, tin không đúng sự thật. Còn YouTube đã làm gì trong cuộc chiến chống tin giả?