Trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) vừa phối hợp tổ chức hội nghị “Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông năm 2022 và định hướng đến năm 2025” tại thành phố Cần Thơ.

Tại hội nghị này, Đại học Sư phạm TP.HCM và Viettel Solutions đã chính thức thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực giáo dục. Hợp tác này cho thấy quyết tâm thúc đẩy chuyển đổi số của Đại học Sư phạm TP.HCM trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn từ nay đến năm 2026.

{keywords}
Thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực giáo dục được 2 đơn vị ký kết tại hội nghị về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông năm 2022.

Theo thỏa thuận mới được ký kết, hai bên cùng hợp tác xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục với 4 nội dung chính gồm: Ứng dụng phần mềm trong quản lý và giảng dạy; triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên; triển khai hệ thống dạy và học qua mạng; triển khai kho học liệu số.

Được biết, từ năm 2019 đến nay, trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Viettel Solutions đã hợp tác tổ chức bồi dưỡng qua mạng thông qua hệ thống phần mềm Viettel LMS cho gần 9.000 giáo viên cốt cán và 234.000 giáo viên đại trà, chiếm gần 30% tổng số lượng giáo viên phổ thông trung học trên toàn quốc. Đây là nhóm đối tượng giáo viên cốt cán lớn nhất cả nước được đào tạo bởi Đại học Sư phạm TP.HCM và đến từ nhiều vùng miền khác nhau tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam.

Nhờ có hệ thống Viettel LMS, Đại học Sư phạm TP.HCM đã có thể triển khai đào tạo trên quy mô lớn; khắc phục những khó khăn về khoảng cách địa lý, chi phí và thời gian đào tạo; đồng thời nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên.

Đặc biệt, toàn bộ dữ liệu người dùng, học liệu đào tạo… trên hệ thống đều được các kỹ sư CNTT của Viettel vận hành, đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Hệ thống sở hữu hạ tầng kiến trúc lớn do Viettel làm chủ, vì vậy toàn bộ chương trình bồi dưỡng thường xuyên được vận hành và triển khai thông suốt với số lượng lớn học viên truy cập đồng thời.

Vân Anh

Những lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số tại Việt Nam

Những lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số tại Việt Nam

Theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, có 8 ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước. Đây là những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày đến người dân.