Đông Nam Á chứng kiến ​​sự gia tăng của các “siêu ứng dụng” trong vài năm qua. Điều này được thúc đẩy một phần bởi đại dịch khiến người dùng tham gia vào nhiều hoạt động kỹ thuật số hơn bao giờ hết.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos được công bố vào tháng 1/2022, 51% người dân khu vực Đông Nam Á nói rằng họ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn, và cứ 2 người thì có 1 người cho biết họ đang thanh toán hàng ngày bằng ví kỹ thuật số hoặc các lựa chọn không dùng tiền mặt khác. Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây của Ipsos cho thấy 82% người dùng dịch vụ kỹ thuật số ở Đông Nam Á đã đặt hàng giao đồ ăn và 43% sử dụng dịch vụ gọi xe.

Để tìm ra các siêu ứng dụng phổ biến tại khu vực Đông Nam Á, Ipsos đã thực hiện một nghiên cứu đầu tiên tại các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ipsos ở Indonesia đã khảo sát 3.500 người được hỏi để tìm ra những siêu ứng dụng tốt nhất ở mỗi quốc gia.

{keywords}
Các siêu ứng dụng tại Việt Nam và Đông Nam Á được xem xét trên các tiêu chí về trải nghiệm, độ nhận diện, mức độ tương tác và tính hữu ích. (Ảnh: Hải Đăng)

Soeprapto Tan, Giám đốc điều hành Ipsos tại Indonesia, cho biết có nhiều cách để xác định một siêu ứng dụng, do đó công ty phải thiết kế một bộ tiêu chí để đánh giá thế nào là siêu ứng dụng.

“Điều này giúp chúng tôi đưa ra danh sách rút gọn các ứng cử viên siêu ứng dụng ở mỗi quốc gia, sau đó chúng tôi đánh giá dựa trên xếp hạng của người dùng, dựa trên những gì chúng tôi coi là bốn khía cạnh cốt lõi của một siêu ứng dụng - trải nghiệm người dùng, mức độ tương tác, độ nhận diện và tính hữu ích”, ông Soeprapto Tan giải thích.

Siêu ứng dụng thường được hiểu là một ứng dụng cung cấp nhiều dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Trong nghiên cứu, Ipsos định nghĩa một siêu ứng dụng phải cung cấp nhiều hơn 3 dịch vụ kỹ thuật số, chẳng hạn như vận chuyển (gọi xe), thương mại điện tử, thanh toán, giao đồ ăn, mua sắm hàng tạp hóa và các dịch vụ khác. Các ứng dụng dựa trên mạng xã hội không được đưa vào cuộc khảo sát này.

Dựa vào các tiêu chí nói trên, công ty nghiên cứu thị trường rút ra danh sách rút gọn các siêu ứng dụng tại mỗi quốc gia:

   ● Việt Nam: Shopee, Lazada, Grab, Gojek, & Be

   ● Indonesia: Shopee, Tokopedia, Lazada, JD ID, BliBli, Bukalapak, Grab, Gojek, & Traveloka

   ● Malaysia: Shopee, Lazada, Grab, Touch n Go eWallet, & AirAsia

   ● Singapore: Shopee, Lazada, Grab & Zig

   ● Philippines: Shopee, Lazada, Grab & Gcash

   ● Thái Lan: Shopee, Lazada, Grab, AirAsia & Lineman

Dựa trên kết quả của cuộc khảo sát người dùng, kết hợp bốn chỉ số chính về trải nghiệm người dùng, mức độ tương tác, độ nhận diện và mức độ hữu ích, các siêu ứng dụng được xếp hạng ở mỗi quốc gia như sau (điểm càng cao càng tốt):

{keywords}
Grab đứng đầu tại hầu hết các quốc gia.

Grab được coi là siêu ứng dụng tốt nhất trên tất cả sáu quốc gia được đưa vào cuộc khảo sát, với tổng điểm trung bình là 63. Điểm của Grab cao nhất ở Singapore và Việt Nam, tiếp theo là Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Shopee đứng ở vị trí thứ hai, với tổng điểm trung bình là 52. Theo sau Shopee là Lazada (42), Gojek (22), Tokopedia (14), Traveloka (12), AirAsia (10), BliBli, BukaLapak và JDID (cùng 10 điểm), GCash (8), Touch n Go eWallet (7), Lineman (6), Be (5) và Zig (3).

Hải Đăng

Cuộc chiến "mua trước, trả tiền sau" của các siêu ứng dụng Đông Nam Á

Cuộc chiến "mua trước, trả tiền sau" của các siêu ứng dụng Đông Nam Á

Các siêu ứng dụng Đông Nam Á như Grab, Gojek cung cấp dịch vụ “mua trước, trả sau” cho những đối tượng chưa được ngân hàng phục vụ.