Theo Chinadaily, năm 2008, các nhà sản xuất di động tại Trung Quốc bắt đầu xâm nhập vào thị trường Iraq với hàng loạt sản phẩm giá rẻ, thiết kế đa dạng cùng loa âm lượng lớn.

Khi đó, chúng đều là những thiết bị đến từ các hãng ít tên tuổi và có chất lượng kém so với Nokia hay Samsung. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến tâm lý người dùng tại Iraq khi nói đến điện thoại thương hiệu Trung Quốc.

Tuy nhiên hiện tại, nhiều nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã bắt đầu quay lại đây để mở rộng thị trường. Đại lộ al-Rubaie ở phía đông thủ đô Baghdad đã trở thành tụ điểm của các hệ thống bán lẻ thoại di động, phụ kiện và linh kiện.

{keywords}
Một người phụ nữ Iraq đang sử dụng smartphone. Ảnh: Agencies

Điện thoại thông minh đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc đang dần trở nên phổ biến và xuất hiện rộng rãi khắp Iraq. Năm 2013, Huawei trở thành nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đầu tiên bán ra các sản phẩm chất lượng tại đây nhằm thay đổi định kiến trong suy nghĩ người dùng Iraq.

"Chúng tôi đã từng bước xâm nhập thị trường trong nhiều năm và dần chiếm được lòng tin của khách hàng nhờ vào những sản phẩm có chất lượng tốt cùng giá cả hợp lý", Ahmed Hashim, Giám đốc bán hàng của Huawei khu vực miền trung và miền nam của Iraq, chia sẻ.

Ông Hashim cho biết thêm Huawei đã bán được 1,4-1,6 triệu thiết bị, tương ứng với doanh thu khoảng 280 triệu USD trong năm 2018. Điều này đã giúp công ty trở thành nhà cung cấp điện thoại lớn thứ hai tại Iraq.

"Mỗi tháng, chúng tôi bán được không dưới 150.000 thiết bị. Điện thoại Huawei đang ngày càng nhận được nhiều sự chú ý và chiếm được lòng tin từ người dùng Iraq. Tuy nhiên, giống như nhiều nhà sản xuất khác, chúng tôi phải đối mặt với hai vấn đề lớn tại đây là thủ tục hải quan và thuế quan không ổn định. Điều này dẫn đến sự biến động liên tục về giá trên thị trường”, Hashim nói.

{keywords}
Huawei hiện là nhà sản xuất đứng thứ hai tại Iraq. Ảnh: AndroidCentral

Chưa dừng lại ở đó, Huawei cũng mang thương hiệu con Honor vào thị trường Iraq nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các hãng khác ở phân khúc smartphone giá rẻ.

“Trong gần một năm, Honor đã chiếm được 11% thị phần di động và con số này đang tăng lên đều đặn”, Ali Abbas, Giám đốc truyền thông của Honor phụ trách khu vực miền trung và miền nam Iraq cho biết.

Bên cạnh Huawei, một cái tên khác không thể bỏ qua là Oppo. Theo Chinadaily, năm 2016, người dùng tại Iraq bắt đầu biết đến những sản phẩm mang thương hiệu Oppo thông qua con đường xách tay.

Tuy nhiên lúc này, sự hiện diện của hãng trên thị trường vẫn tương đối mờ nhạt. Chỉ sau khi dòng điện thoại Find X được bán ra, thương hiệu này mới thực sự thu hút được sự quan tâm từ khách hàng.

“Oppo đã tăng trưởng rất tốt ở các thị trường đang phát triển như Ấn Độ hay khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tin rằng công ty sẽ làm được điều tương tự ở Iraq trong tương lai gần”, Ayman al-Badri, Giám đốc bán hàng của Oppo tại Iraq nói.

{keywords}
Find X là dòng điện thoại giúp Oppo thu hút được sự quan tâm của người dùng tại thị trường Iraq. Ảnh: CNet

al-Badri cho biết thêm thị phần của Oppo trong quý I/2019 tại Iraq đã tăng từ 3% lên 5% so với cùng kỳ năm trước.

“Chúng tôi hiện bán khoảng 10.000 thiết bị mỗi tháng và đó mới chỉ là khởi đầu. Thị trường Iraq rất sôi động và có nhiều cơ hội phát triển. Một thống kê gần đây cho thấy 350.000 thiết bị được bán ra và kích hoạt mỗi tháng trên khắp Iraq”, al-Badri chia sẻ.

“Điện thoại Trung Quốc đang dần trở thành một thế lực mới. Nhiều người dùng Iraq thích chúng bởi thiết kế trẻ trung, được trang bị nhiều công nghệ mới nhưng có giá bán hợp lý”, Mahmoud al-Anbagi, chủ một cửa hàng bán lẻ tại al-Mansour cho biết.

Theo Zing

Galaxy Note 10 sẽ dùng màn hình cong, camera selfie ở giữa?

Galaxy Note 10 sẽ dùng màn hình cong, camera selfie ở giữa?

Kể từ khi Galaxy Note Edge ra mắt, màn hình cong đã trở thành thương hiệu cho các smartphone hàng đầu của Samsung. Có vẻ như Galaxy Note 10 sắp tới sẽ được lấy cảm hứng từ thiết kế cũ này.