Nhằm tối ưu hóa hoạt động truyền tải, kinh doanh, quản lý, chăm sóc khách hàng...theo Quyết định 290/QĐ-EVN về việc “Phê duyệt  Đề án Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN” của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Điện lực Bắc Giang đã triển khai các dịch vụ đăng ký dịch vụ trực tuyến, trả tiền điện online, thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, tương tác với khách hàng qua mạng xã hội như Cổng dịch vụ công quốc gia, Zalo, thư điện tử, điện thoại Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực miền Bắc 19006769...

{keywords}

 Ngoài việc thúc đẩy thanh toán dịch vụ điện qua ngân hàng, Điện lực Bắc Giang cũng tiếp nhận các yêu cầu về dịch vụ điện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Ngoài ra, các hình thức thông tin đến khách hàng về các chủ trương được đa dạng hóa, thực hiện gửi thông tin tiền điện hàng tháng, thông tin tạm ngừng cấp điện qua Email/SMS/Zalo giúp khách hàng nhanh chóng nhận được thông tin, giảm chi phí về in tài liệu cũng như nhân lực cho công ty.

Năm 2020 đã có 19104 hồ sơ trực tuyến mức độ 3, đạt tỷ lệ 84,51 %; hồ sơ thanh toán trực tuyến mức độ 4 là 10.910 hồ sơ, đạt tỷ lệ 56,06%; tiếp nhận trên Cổng dịch vụ Công Quốc gia được 10486 hồ sơ đạt tỷ lệ 47,08%; thực hiện cấp điện mới cho 17.458 khách hàng theo phương thức điện tử đạt tỷ lệ 91,1% và có 3.492.336 lượt khách hàng thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, đạt tỷ lệ 59%; số tiền thu 6.394 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 90,2%.

Ông Nguyễn Thế Thi - Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn đánh giá: Đây là sự thay đổi rất hiệu quả, người dân không phải đến các điểm thu để nộp tiền điện, ở nhà có thể thanh toán tiền điện qua máy tính, điện thoại thông minh bằng cách chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng, giảm chi phí đi lại cho người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu vùng xã của huyện, đây là bước đột phá của ngành Điện trong cung cấp các dịch vụ khách hàng qua công nghệ 4.0.

Đồng quan điểm này, ông Trần Quang Ngọc, Trưởng phòng Kinh doanh Nhà máy gạch Tuynel Nam Dương chia sẻ, mỗi tháng doanh nghiệp phải trả cho ngành Điện bình quân khoảng 250 triệu đồng. Có những tháng cao điểm số tiền lên tới 370 triệu đồng tương đương số điện sử dụng xấp xỉ 200 nghìn kWh. Trước kia mỗi lần có sự cố hoặc đóng tiền điện, doanh nghiệp đều phải cử người đến tận Điện lực Lục Ngạn để thông báo hoặc yêu cầu sửa chữa cũng như việc đóng tiền điện hàng tháng.

"Thế nhưng, từ khi công nghiệp 4.0 được áp dụng rộng rãi trên địa bàn huyện, Điện lực gửi lịch cắt điện, sửa chữa, thông báo tiền điện qua Zalo, chúng tôi thanh toán tiền điện qua smartbanking của BIDV rất nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo an toàn, chính xác cho dòng tiền", ông Ngọc nhận định. 

Thực tế, công nghiệp 4.0 không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn góp phần quan trọng giúp ngành Điện xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Thời gian qua, Công ty Điện lực Bắc Giang đã điều hành hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định, đảm bảo cung cấp điện liên tục phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Sự đóng góp tích cực trên đã có vai trò không nhỏ trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang. Thời gian tới Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động SXKD để đem đến chất lượng dịch vụ khách hàng ngày một chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững tiến bước cùng thời đại.

P.V

Sẽ mở rộng thanh toán không tiền mặt chi trả chính sách an sinh xã hội

Sẽ mở rộng thanh toán không tiền mặt chi trả chính sách an sinh xã hội

Bộ LĐTB&XH dự kiến việc thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chính sách an sinh xã hội sẽ được mở rộng tại Hà Nội, Huế, TP.HCM. Hiện việc này đang được triển khai thí điểm ở Cao Bằng và 1 huyện của Quảng Ninh.