Trong bảng xếp hạng 10 hãng công nghệ lớn nhất thế giới của tạp chí Fortune, Hitachi và Sony là hai đại diện duy nhất đến từ Nhật Bản. Đứng đầu chính là Apple của Mỹ, Samsung Electronics của Hàn Quốc. Doanh thu năm 2020 của Samsung Electronics (197,705 tỷ USD) cao hơn doanh thu của Hitachi (80,639 tỷ USD) và Sony (75,972 tỷ USD) cộng lại.

{keywords}

Nếu nhìn vào danh sách 10 nhà sản xuất smartphone hàng đầu, Nhật Bản không có một cái tên nào lọt top. Nói đến thị trường tivi, Samsung dẫn đầu thị trường 14 năm liên tiếp kể từ năm 2006. Năm 2005, có sáu thương hiệu Nhật Bản xuất hiện trong danh sách, đến năm 2020, chỉ còn Sony và Panasonic.

Song, các số liệu trên đã đủ để đánh giá doanh nghiệp điện tử Nhật Bản là “thảm hại” hay chưa?

{keywords}

Thập niên 1980 và 1990, người Hàn Quốc sẽ vô cùng tự hào nếu cầm trên tay Sony Walkman, máy nghe nhạc di động đầu tiên trên thế giới. Song, ngày nay, trên tay họ thay bằng smartphone cỡ lớn của Samsung hay Apple. Đã có sự thay đổi đáng kể giữa năm 1979 – khi Sony Walkman lần đầu ra mắt – với năm 2007 – khi Apple trình làng iPhone thế hệ đầu và năm 2009 – khi Samsung giới thiệu Galaxy.

{keywords}

Sony, Panasonic, Sharp, Toshiba một thời thống trị thế giới. Sony thiết lập các cột mốc quan trọng trong hàng loạt sản phẩm điện tử, từ hệ thống âm thanh, máy ảnh, máy quay phim, tivi, máy tính đến máy chơi game. Trong khi đó, Panasonic phổ biến đầu ghi DVD, đầu ghi Blu-ray, màn hình tinh thể lỏng, pin lithium-ion.

Khi ngành công nghiệp điện tử bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số những năm 2000, vị thế của Nhật Bản bắt đầu suy giảm và cuối cùng bị Samsung, Apple vượt qua. Nói Sony không chuẩn bị cho thị trường di động là không chuẩn. Hợp tác với nhà mạng Ericsson, Sony đã tung ra thương hiệu smartphone Sony Ericsson năm 2001. Liên doanh này tung ra hàng loạt điện thoại phổ thông cho tới năm 2007 và chiếm 7% thị phần di động.

{keywords}

Một năm sau khi iPhone ra mắt, Sony bán mẫu điện thoại Windows đầu tiên – Xperia X1 năm 2008. Trong lĩnh vực smartphone, Sony đi trước Samsung một năm. Họ mua lại cổ phần của Ericsson trong liên doanh vào năm 2011 với mục tiêu củng cố vị trí nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba toàn cầu, sau Samsung và Apple. Dù vậy, các mẫu điện thoại đắt tiền của Sony bị xem là kém đổi mới hơn Samsung và Apple về trải nghiệm người dùng, dẫn tới không thể giữ được chỗ đứng trên thị trường.

Trên thị trường tivi, Sharp là công ty đầu tiên sản xuất tivi màu vào năm 1960 và tivi LCD vào năm 1987. Tuy nhiên, lợi thế của người đi đầu không giúp được gì cho Sharp trên thị trường tivi LCD cỡ lớn. Trong khi Samsung và LG tập trung đầu tư vào tự cung ứng tấm nền LCD cỡ lớn, Sharp lại đặt cược vào tấm nền LCD cỡ nhỏ. Chính vì vậy, Samsung đánh bật Sharp và lên ngôi từ năm 2006 tới nay. Ngược lại, sau nhiều năm thua lỗ, Sharp buộc phải bán mình cho Foxconn năm 2016.

{keywords}

Trên thị trường bán dẫn, Toshiba, Hitachi, NEC và Fujitsu dẫn đầu ngành chip toàn cầu với hơn 50% thị phần đến cuối những năm 1980. Samsung đứng sau Toshiba với 12% thị phần vào năm 1990. Song, nhờ đổ số tiền khổng lồ vào công nghệ đóng gói DRAM mới (450 tỷ won năm 1991 và 800 tỷ won năm 1992), Samsung trở thành số 1 vào năm 1992. Hầu hết các nhà sản xuất bán dẫn Nhật Bản gặp khó khăn tài chính trong thời kỳ suy thoái 1997. Lúc này, Samsung không ngủ quên trên chiến thắng mà tiếp tục đầu tư vào sản phẩm mới như NAND vào mùa thấp điểm. Công ty Hàn Quốc chiếm ngôi vương thị trường NAND vào năm 2002. Cho tới nay, họ vẫn “vô đối” trên cả hai thị trường DRAM và NAND.

{keywords}

Điện tử tiêu dùng từng được xem là ngành công nghiệp ngôi sao của Nhật Bản. Tuy nhiên, các số liệu nói trên cho thấy rõ họ gần như không còn hiện diện trên toàn cầu trước sự lấn lướt của các đối thủ tới từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Số lượt khách ghé thăm Triển lãm công nghệ cao (CEATEC) – triển lãm công nghệ thông tin và điện tử gia dụng lớn nhất châu Á ra đời năm 2000 – liên tục giảm. Dù vậy, dấu hiệu thay đổi bắt đầu xuất hiện tại CEATEC 2019 khi nội dung triển lãm chuyển từ điện tử tiêu dùng sang vạn vật kết nối (IoT). Tại đây, một lần nữa thế giới lại bị hấp dẫn bởi sức mạnh công nghệ của Nhật Bản.

{keywords}

Phát biểu tại tiệc chiêu đãi vào ngày khai mạc, ông Hideki Makihara - Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản khi ấy – ca ngợi sức mạnh công nghệ của quốc gia khi trao giải thưởng CEATEC cho công ty sản xuất Murata Manufacturing vì phát triển pin thể rắn hoàn toàn thế hệ tiếp theo. Trước đó một tuần, giải Nobel hóa học được trao cho Akira Yoshino, thành viên danh dự của tập đoàn Asahi Kasei, vì những đóng góp cho pin lithium-ion.

Pin lithium-ion dung lượng lớn mở đường cho sự phổ biến của các thiết bị như smartphone, xe điện. Pin thể rắn được dự đoán có mặt trên các thiết bị đeo, đòi hỏi thời gian sử dụng kéo dài. Chúng là công nghệ quan trọng để hỗ trợ IoT trong tương lai.

Một trong các điểm thu hút khách thăm quan là màn chạy thử xe buýt điện tự động. Theo Kiyoshi Shikano, nhà sản xuất CEATEC, nếu chỉ mãi tập trung vào điện tử tiêu dùng, triển lãm sẽ không còn giá trị. Năm 2007, CEATEC có 895 công ty tham gia triển lãm và gần 200.000 khách. Song, đến năm 2015, số gian triển lãm giảm còn 531, khách giảm còn 133.000. Nhờ có sự cách tân, CEATEC 2019 bắt đầu phục hồi với 787 doanh nghiệp, tổ chức tham gia.

Nếu nhìn từ góc độ IoT, chúng ta nhận thấy một điều: khả năng cạnh tranh công nghệ của Nhật Bản không biến mất. Dù doanh nghiệp Nhật Bản không còn là đối trọng của Hàn Quốc hay Mỹ trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng như smartphone, máy tính, phần mềm, dịch vụ, họ vẫn có thể nổi trội hơn trong công nghệ, sản phẩm mới trong thời đại IoT, chẳng hạn pin thể rắn hay camera y tế.

{keywords}

Sony là một trong nhiều “ông lớn” công nghệ Nhật Bản đang dần trở lại thời hoàng kim sau nhiều năm đi sau đối thủ. Với những nỗ lực tìm kiếm động lực tăng trưởng mới thông qua đa dạng hóa kinh doanh và tích cực đầu tư vào công nghệ cốt cán, việc làm ăn của hãng đã có khởi sắc. Panasonic và Hitachi cũng vậy.

Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường điện tử buộc họ phải xây dựng chiến lược mới cho nhiều lĩnh vực không phải thế mạnh truyền thống, sử dụng công nghệ nguyên bản. Chẳng hạn, Panasonic – một thời nổi tiếng với máy MP3, CP, tivi – chuyển mục tiêu sang thiết bị chăm sóc sức khỏe và “tái sinh” dưới tư cách nhà sản xuất thiết bị y tế bằng công nghệ lõi của mình. Panasonic bắt đầu bán thiết bị chụp ảnh siêu âm tại Mỹ vào năm 2012.

Tên tuổi của Olympus vốn gắn liền với camera. Công ty cũng thành công trong việc đa dạng hóa danh mục kinh doanh. Là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới thương mại hóa máy ảnh nội soi năm 1950, Olympus một lần nữa gia tăng sự hiện diện trên thị trường đặc biệt này nhờ đầu tư không ngừng vào phát triển công nghệ. Hiện, họ nắm trong tay 70% thị phần. Từ năm 2011, doanh số thiết bị y tế của Olympus tăng trưởng thường niên trung bình 10%. Năm 2020, hãng quyết định rút hoàn toàn khỏi thị trường máy ảnh và tập trung nhiều hơn nữa vào mảng thiết bị hình ảnh y tế.

{keywords}

Đối với Sony, công ty tăng cường sản xuất chip cảm biến máy ảnh và mở rộng mảng giải trí. Sony chuyển trọng tâm sang tối đa hóa lợi nhuận bằng công nghệ lõi và linh kiện, thứ đã làm nên tên tuổi cho họ. Từ năm 2011 tới 2020, doanh thu công ty đều trên dưới 70 tỷ USD. Đầu tháng 2, doanh nghiệp này nâng mức dự báo lợi nhuận ròng năm tài khóa 2020 lên cao kỷ lục 1,09 nghìn tỷ yên (10,37 tỷ USD) nhờ doanh số mạnh mẽ đến từ game, nhạc và các mảng khác. Đây là lần đầu tiên Sony có thể thu về lợi nhuận trên 1 tỷ yên bất chấp dịch Covid-19 vẫn hoành hành. Hãng hiện đứng đầu thị trường cảm biến ảnh smartphone với 46% thị phần tính theo doanh thu, trong khi PlayStation nằm trong số các máy chơi game console bán chạy nhất thế giới.

{keywords}

Họ đặt cược vào ngành chăm sóc sức khỏe khi dân số trong và ngoài nước đều đang già đi. Sony và Olympus thành lập liên doanh năm 2013 mang tên Sony Olympus Medical Solutions, phát triển hệ thống nội soi 3D hiệu suất và độ nét cao. Hệ thống kết hợp công nghệ video của Sony và công nghệ sản xuất thiết bị y khoa của Olympus.

Theo người trong ngành, điều đã vực dậy các hãng điện tử Nhật Bản là niềm tin vào công nghệ sẽ giúp họ tiến bước. Với niềm tin ấy, họ liên tục đầu tư cho R&D, giúp họ lấy lại lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực khác nữa.

Sau khi chuyển hướng từ điện tử sang hạ tầng, Hitachi bỏ ra hàng tỷ yên đầu tư, đặc biệt vào các dự án như đường sắt, lưới điện. Ngân sách dành cho R&D cũng tăng theo năm. Hitachi Chemical Electronic Materials hiện là một trong các công ty hóa chất đứng đầu thế giới cùng với LG Chemical, Kyocera Chemical. Sony đầu tư số tiền khủng cho cảm biến hình ảnh, rót vốn xây dựng các nhà máy mới nhằm theo kịp nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, Panasonic dồn sức vào phát triển người máy, công nghệ phục vụ gia đình. 

“Bên cạnh tái cơ cấu và đa dạng hóa kinh doanh, sự chú trọng không ngừng nghỉ vào công nghệ đã hồi sinh các công ty điện tử Nhật Bản”, Giáo sư Nam Myung Woo nhận xét.

{keywords}