Sau nhiều năm và rất nhiều cách tân, cải tiển trong kỹ thuật hàng không - từ những khởi đầu hết sức khiêm tốn, con người đã có thể tạo ra những chiếc máy bay khổng lồ với khả năng chuyên chở hàng trăm người. 

Ảnh: AeroTime

Ở thời kì đầu, những chiếc máy bay có cửa sổ hình vuông/ chứ nhật. Vậy tại sao chúng lại được chuyển thành dạng trò và sau tất cả vì sao chúng ta phải thay đổi hình khối cửa sổ đã xuất hiện từ rất lâu trong thiết kế nhà ở và xe hơi?

Ảnh: AeroTime

Khi máy bay trở nên phổ biến vào những năm 50 của thế kỉ trước với khả năng bay ở vận tốc cao hơn và độ cao lớn hơn, hai chiếc máy bay đã bị rơi giữa chuyến bay. Lý do là gì? Những chiếc cửa sổ hình vuông. Cạnh sắc nhọn của hình vuông trở thành một điểm yếu nơi áp lực tập trung và khiến chúng nhanh chóng bị yếu đi dưới áp lực không khí. Dưới áp lực liên tục, bốn góc của cửa sổ hình vuông trên máy bay trở thành một thảm hoả.

Ảnh: AeroTime

Cửa sổ hình tròn/ bầu dục trong khi đó không có một điểm tập trung nào, từ đó có thể phân bổ áp lực tốt hơn, giảm thiểu khả năng nứt, vỡ. Hình tròn cũng là hình khối khoẻ hơn và chống lại áp lực khiến thay đổi hình khối tốt hơn và từ đó có thể chịu được áp lực nữa sinh ra từ chênh lệch áp suất giữa bên ngoài và bên trong máy bay.

Ảnh: AeroTime

Lần tới khi bạn đi máy bay, có lẽ bạn sẽ cảm ơn những chiếc cửa sổ hình tròn bởi nó đã giúp chuyến bay của bạn an toàn hơn.

(Theo Saostar)

Lúc nào ngồi trên máy bay là nguy hiểm nhất: Cất cánh, hạ cánh hay đang ở trên không?

Lúc nào ngồi trên máy bay là nguy hiểm nhất: Cất cánh, hạ cánh hay đang ở trên không?

Có một giai đoạn là nguyên nhân gây ra tới 49% trong tất cả các tai nạn chết người liên quan tới máy bay.