Thông tin trên được Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ TT&TT đưa ra tại hội thảo đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử 6 tháng đầu năm 2022 được tổ chức sang 30/6 tại TP.HCM.

{keywords}

 

Theo ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, tính đến tháng 6 năm 2022: Số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng là 233 doanh nghiệp (trong đó có 52 doanh nghiệp đã dừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép).

Số lượng trò chơi điện tử G1 đã được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản là 1240 trò chơi (887 trò chơi đang phát hành, 353 trò chơi đã thông báo dừng phát hành; số lượng doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký G2, G3, G4 là 138 doanh nghiệp; số lượng trò chơi điện tử G2, G3 và G4 được cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành là 11540 trò chơi điện tử.

Tuy nhiên, theo đại điện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, hiện nay, bên cạnh các trò chơi điện tử trên mạng đã được thẩm định và cấp phép phát hành theo đúng quy định, thì vẫn còn tồn tại khá nhiều trò chơi không phép, game đánh bạc, đổi thưởng chủ yếu cung cấp trên các kho ứng dụng xuyên biên giới vào Việt Nam, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý người chơi, đặc biệt là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên.

Nguyên nhân của sự gia tăng này phần lớn là do game không phép vẫn đang được hỗ trợ kết nối thanh toán bằng nhiều hình thức thanh toán đa dạng như qua thẻ tín dụng quốc tế (visa, maters card), qua các trung gian thanh toán (như ví điện tử), qua tài khoản viễn thông và các hình thức thanh toán khác.

Đáng chú ý, qua rà soát, Cục phát hiện xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp game trong nước có dấu hiệu núp bóng, làm đại lý phát hành game cho các doanh nghiệp nước ngoài, để trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế

Cụ thể, một số doanh nghiệp được cấp phép phát hành game, nhưng đơn vị tải game lên các kho ứng dụng (App store, Google Play store) là doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, có tình trạng một số doanh nghiệp không thực hiện lưu trữ thông tin cá nhân người chơi tại hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, không kết nối thanh toán với hệ thống thanh toán hợp pháp trong nước mà đặt tại nước ngoài. Đây là một trong những biểu hiện cho thấy doanh nghiệp game trong nước có dấu hiệu núp bóng, làm đại lý phát hành game cho các doanh nghiệp nước ngoài, để trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. 

Sau khi phát hiện các vi phạm nêu trên, Cục đã phối hợp với Cục An ninh chính trị nội bộ (A03), Bộ Công an xử lý hơn 10 trường hợp, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp Game trong nước phải: Hiển thị tên đơn vị tải game lên store đúng với tên đơn vị đã ghi trong giấy phép; thực hiện nghiêm việc kết nối thanh toán cho game với hệ thống thanh toán tại trong nước và yêu cầu lưu trữ thông tin cá nhân người chơi tại Việt Nam; rà soát các hợp đồng, hợp tác với đối tác nước ngoài về bản quyền, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến quyền, trách nhiệm của phía đối tác trong việc chấp hành nghiêm quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong thời gian tới, Cục Phát thanh Truyền hình và thông tin Điện tử sẽ tiếp tục rà soát, tiến hành các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép đã cấp đối với những hành vi vi phạm nêu trên. Đồng thời, Cục sẽ phối hợp, đề nghị Ngân hàng Nhà nước dừng thanh toán, chuyển hồ sơ đề nghị Bộ Công an điều tra về hành vi trốn thuế.

Lê Mỹ

Hút vốn ngoại, game blockchain Việt vẫn còn nhiều thách thức

Hút vốn ngoại, game blockchain Việt vẫn còn nhiều thách thức

Việt Nam liên tục xuất hiện những dự án game blockchain thu hút dòng vốn ngoại, lên tới hàng chục triệu USD một lần gọi vốn. Tuy nhiên, lĩnh vực mới này cũng đối mặt với nhiều thách thức.