{keywords}
Make in Vietnam vừa tạo hiệu ứng truyền thông, vừa thể hiện khát khao, mong muốn, sự chủ động của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và phát triển công nghệ. 

Tại Việt Nam, cụm từ “Make in Vietnam” được Bộ TT&TT lần đầu chia sẻ tại Diễn đàn CNTT-TT Việt Nam - Myanmar với chủ đề “Chuyển đổi số trong Chính phủ” hồi trung tuần tháng 12/2018, khi đề cập đến những sản phẩm, giải pháp công nghệ được các doanh nghiệp ICT Việt Nam như Viettel, VNPT, MobiFone, FPT và BKAV đưa sang giới thiệu, trình diễn với các cơ quan, doanh nghiệp nước bạn Myanmar.

Lý giải về sự xuất hiện thông điệp “Make in Vietnam”, bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT cho biết: “Từ cuối năm 2018, Bộ TT&TT đã tính tới việc cần phải có một slogan cho việc phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà. “Made in Vietnam”, mang tính chất là sản xuất ở Việt Nam và không có sự chủ động. Còn thông điệp “Make in Vietnam”, làm tại Việt Nam sẽ hàm nghĩa người Việt Nam chủ động, sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm tại Việt Nam của người Việt Nam và phát triển, đóng góp vào công nghệ, phát triển cộng đồng công nghệ. Như vậy, cụm từ “Make in Vietnam” vừa tạo hiệu ứng truyền thông, vừa thể hiện khát khao, mong muốn, sự chủ động của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và phát triển công nghệ”.

Bình luận về chiến lược “Make in Vietnam”, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC cho rằng, Ấn Độ là bài học thành công tốt về chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ. Thái Lan cũng sớm tuyên bố về quốc gia số. Các quốc gia cần có chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ thì mới phát triển bền vững được. Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Bây giờ chúng ta có thể làm R&D và phải có chính sách kéo lực lượng R&D về Việt Nam. Chúng ta có thể thu hút được nhiều nhân lực của Việt Nam đã làm cho doanh nghiệp nước ngoài quay về đóng góp cho đất nước. Với chiến lược quốc gia đúng đắn thì sau 5 - 10 năm nữa sẽ thay đổi được diện mạo quốc gia. “Nếu chúng ta chỉ làm xuất khẩu phần mềm và lắp ráp thì chuỗi giá trị gia tăng này rất thấp, lợi nhuận chỉ từ 10 - 13%. Chúng ta không nên đi theo các mô hình sản xuất lắp ráp cách đây 20 năm. Để thoát khỏi mô hình này một cách thông minh, chỉ có cách là sản xuất chế tạo bởi con người Việt Nam, công ty tại Việt Nam. Make in Vietnam không chỉ là con người Việt Nam mà cả các công ty nước ngoài tại Việt Nam làm ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chúng ta cần làm những công việc có năng suất công nghệ và hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đây là con đường thoát bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam. Nếu chúng ta có chiến lược và con đường đi đúng thì có thể đi nhanh hơn các quốc gia đã thành công khác”, ông Chính nói.

Ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty MISA nhấn mạnh, việc làm sản phẩm công nghệ là bài toán cực kỳ khó, vô cùng thách thức. Khi làm một sản phẩm công nghệ thì doanh nghiệp phải nghĩ đến chuyện làm sao để cả xã hội sử dụng được sản phẩm này, làm sao để cạnh tranh được với những sản phẩm trong nước khác và cả sản phẩm nước ngoài. Vì thế, đòi hỏi những người làm ra sản phẩm phải có sự sáng tạo, đồng thời phải rất am hiểu đặc thù của thị trường Việt thì mới có thể tạo ra sản phẩm có giá trị mà lại cạnh tranh được với nước ngoài. “Chúng ta có đủ sự tự tin để giải quyết các bài toán của Việt Nam một cách rất hiệu quả và cũng trên cơ sở đó, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nói chung và doanh nghiệp phần mềm nói riêng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Tôi tin rằng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là một cường quốc về công nghệ, có nhiều sản phẩm triển khai thành công ở khu vực cũng như trên thế giới”, ông Long tin tưởng.

Dưới một góc nhìn khác, ông Đỗ Cao Bảo, thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT đưa ra vấn đề: Các bạn hãy cùng tôi trả lời câu hỏi: “Tại sao Việt Nam chưa có startup, chưa có doanh nghiệp số nào go global chiếm lĩnh thị trường Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Myanmar, Cambodia, được định giá 5 tỷ USD như Gojek hay 10-16 tỷ USD như Grab”?

Theo ông Đỗ Cao Bảo, mấu chốt là chúng ta chưa có tư duy quốc tế, tư duy go global, chưa biết bán hàng, chưa biết bán hàng quốc tế. Đấy là cái Việt Nam thiếu nhất, chứ không phải thiếu sản phẩm “Make in Vietnam”.

“Làm sản phẩm “make in Vietnam” rất khó, nhưng chúng ta đã làm được, không chỉ làm ốc vít, chúng ta đã làm Van đồng công nghiệp, Camera AI, điện thoại Vsmart, ô tô bán tải xuất khẩu sang Mỹ, chúng ta đã làm Base, Akabot chức năng và chất lượng tốt. Nhưng vấn đề là số lượng vẫn ít, ít không phải vì chất lượng sản phẩm mà vì chúng ta chưa có thương hiệu, chưa biết bán hàng, chưa biết marketing quốc tế. Thực tiễn đã chỉ ra rằng: muốn sản phẩm có chất lượng quốc tế thì nó phải được người dùng quốc tế kiểm nghiệm và sử dụng. Muốn họ kiểm nghiệm và sử dụng thì phải biết bán hàng quốc tế, không biết bán hàng quốc tế thì không bao giờ có sản phẩm quốc tế. Cái mà chúng ta thiếu không phải là làm sản phẩm make in Vietnam mà chính là tư duy kinh doanh quốc tế, kỹ năng marketing, bán hàng quốc tế”, ông Đỗ Cao Bảo nói.

 Thái Khang 

Camera Make in Vietnam sẽ giải bài toán an toàn thông tin

Camera Make in Vietnam sẽ giải bài toán an toàn thông tin

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Bkav cho biết, trên thị trường hầu hết camera đều có xuất xứ từ Trung Quốc nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng quan tâm.